Skip to content
banner
Ngôn ngữ

Đọc Sứ Điệp Hòa Bình 2021 - Hà Minh Thảo

BTT UBCLHB
2021-01-08 03:32 UTC+7 1325
Ngày 17.12.2020, Đức Hồng Y Peter Turkson, Tổng trưởng Bộ Phục vụ và Phát triển con người toàn diện, đã chủ tọa Họp báo giới thiệu Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 54, sẽ được cử hành vào ngày 01.01.2021, ký ban hành ngày 08.1

Ngày 17.12.2020, Đức Hồng Y Peter Turkson, Tổng trưởng Bộ Phục vụ và Phát triển con người toàn diện, đã chủ tọa Họp báo giới thiệu Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 54, sẽ được cử hành vào ngày 01.01.2021, ký ban hành ngày 08.12.2020, lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên Tội, với tựa đề ‘Nền Văn Hóa Chăm Sóc, Hành Trình Ðến Hòa Bình’, Người xác tín rằng thực hành và giáo dục sự Chăm Sóc là cách sống để ‘xóa bỏ văn hóa thờ ơ, loại bỏ và đối đầu, thường phổ biến hiện nay’. ‘Sự dấn thân chung, liên đới và có sự tham gia của mọi người để bảo vệ và thăng tiến phẩm giá và điều tốt đẹp của tất cả mọi người’, và ‘sẵn sàng quan tâm, chú ý, từ bi, hòa giải và chữa lành, tôn trọng và chấp nhận lẫn nhau, tạo thành một phương thức đặc biệt để xây dựng hòa bình’. Trích đoạn sau đây là phần I bài viết của Hà Minh Thảo nhân dịp phát hành sứ điệp này.


Ðại dịch năm 2020 đã làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng, Đức Thánh Cha nhớ đến những người mất người thân và mất việc làm và cũng nhớ đến các bác sĩ, y tá, tuyên úy, vv., những người hy sinh ở bên cạnh các bệnh nhân, xoa dịu nỗi đau cho họ và cứu sự sống của họ.


Bên cạnh các chứng tá lòng bác ái và liên đới này, Ngài than phiền các hình thức khác của chủ nghĩa dân tộc, phân biệt chủng tộc, bài ngoại và các cuộc chiến tranh, xung đột gieo chết chóc và tàn phá.


Đại dịch và các biến cố này ‘dạy chúng ta về tầm quan trọng của việc chăm sóc lẫn nhau và chăm sóc các thụ tạo khác, để xây dựng một xã hội dựa trên các tương quan huynh đệ’.


Thiên Chúa, Ðấng Tạo Hóa, là nguồn ơn gọi con người, nam và nữ chăm sóc, bảo vệ lẫn nhau cùng trông nôm thiên nhiên, môi trường chúng ta sống trong kế hoạch mà Thiên Chúa ủy thác cho nhân loại. Các động từ ‘canh tác’ và ‘gìn giữ’ mô tả mối liên hệ Ađam với ngôi nhà vườn của ông, bao gồm niềm tín thác Ngài đã đặt nơi ông bằng cách biến ông thành chủ nhân và người bảo vệ mọi tạo vật.


Sau khi giết em là Abel, Cain trả lời câu hỏi của Chúa ‘Tôi có phải là người canh giữ em tôi đâu?’ (St 4: 9). Giống như chúng ta, Cain là ‘người canh giữ em mình’. Chuyện này làm chứng cho niềm xác tín mà chúng ta ngày nay phải chia sẻ, đó là: mọi sự được liên kết với nhau, và sự quan tâm thực sự tới cuộc sống chúng ta và mối liên hệ giửa chúng ta và thiên nhiên là điều không thể tách rời khỏi tình huynh đệ, công lý và lòng trung thành với người khác’.


Thiên Chúa còn là Đấng quan tâm đến các tạo vật Ngài dựng nên, nhất là Ađam, Evà và con cái họ. Dù bị nguyền rủa vì tội đã phạm, Cain vẫn được Ngài bảo vệ, để mạng sống được tha thứ (xem St 4:15). Khi xác nhận phẩm giá bất khả xâm phạm của chúng ta được tạo ra theo hình ảnh Thiên Chúa. Kế hoạch Ngài muốn bảo tồn sự hòa điệu nơi sáng thế của Ngài vì ‘hòa bình và bạo lực không thể tồn tại với nhau’.


Ngày Sabát (Chúa Nhật) được định ra không chỉ để thờ phượng Thiên Chúa mà còn nhằm khôi phục trật tự xã hội và quan tâm đến người nghèo. Việc cử hành Năm Thánh (năm sabát) là thời gian nghỉ ngơi cho đất đai, cho nô lệ và cho người mắc nợ. Trong năm hồng ân đó, những người có nhu cầu lớn nhất được quan tâm và dành cho một cơ hội mới trong cuộc sống, để không còn người nghèo trong dân nữa.


Sự hiểu biết nhờ Kinh Thánh về Công Lý được nhìn thấy rõ rệt qua cách một cộng đồng đối xử với những thành viên yếu nhất trong họ. Các tiên tri Amốt (2: 6-8; 8) và Isaia (xem 58) kiên quyết đòi công lý cho người nghèo, những người trong tình trạng dễ bị tổn thương và bất lực được Thiên Chúa, Đấng luôn chăm sóc họ, lắng nghe.


Sự Quan tâm trong thừa tác vụ Chúa Giêsu. Ðức Kitô trình bày cho chúng ta việc mặc khải tình yêu Chúa Cha dành cho nhân loại (x. Ga 3:16). Trong hội đường ở Nadarét, Ngàøi cho thấy Ngàøi được Chúa thánh hiến và ‘được sai đi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo khó, công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức’ (Lc 4,18). Những hành động thiên sai này, vốn được liên kết với Năm Thánh, làm chứng hùng hồn cho sứ mệnh Người đã lãnh nhận từ Chúa Cha. Ngài đã ân xá tội nhân và ban cho họ sự sống mới. Chúa Giêsu là Mục tử nhân lành chăm sóc đoàn chiên. Ngài là người Samaritanô nhân hậu, cúi xuống cứu giúp người bị thương, băng bó các vết thương của họ và chăm sóc họ (x. Lc 10:30-37). Ở đỉnh cao sứ mệnh, Ðức Kitô đã hoàn tất bằng chứng cuối cùng về sự chăm sóc Ngài dành cho chúng ta bằng tự hiến mình trên thập giá để cứu chuộc chúng ta khỏi ách nô lệ tội lỗi và sự chết. Bằng việc tự hiến tế này, Ngài đã mở ra cho chúng ta con đường tình yêu. Ngàøi nói với mỗi người chúng ta: ‘Hãy theo Ta; hãy đi và hãy làm như vậy’ (x. Lc 10:37).


Các việc thương xót về tinh thần và thể xác nhờ Ðức Bác Ái đã do Giáo hội sơ khai thực hành. Thế hệ Kitô hữu này đã chia sẻ những gì họ có, để không ai phải túng thiếu (xem Cv 4: 34-35). Họ sẵn sàng chăm sóc những người có nhu cầu nhất bằng tự ý góp công của để nuôi người nghèo, chôn cất người chết và chăm sóc trẻ mồ côi, v.v.. Thời sau đó, lòng quảng đại các Kitô hữu đã giảm dần, một vài Giáo sĩ đã nhắc ‘tài sản đã được Thiên Chúa dự liệu cho Công ích’. Giáo hội đã truyền cảm hứng cho xã hội và nền văn hóa của nó. ‘Nhu cầu thời đại đòi hỏi những nỗ lực mới trong việc phục vụ Bác ái Kitô giáo. Từ đó, đã nảy sinh nhiều cơ sở để cứu trợ mọi nhu cầu của con người: bệnh viện, nhà dưỡng lão, viện mồ côi…


Tác vụ phục vụ của Giáo hội, được phong phú nhờ suy tư của các Giáo phụ và được chấn hưng qua nhiều thế kỷ nhờ lòng bác ái tích cực của nhiều nhân chứng dồi dào đức tin, đã trở thành con tim sống động trong học thuyết xã hội của Giáo hội. Học thuyết này được cung ứng cho tất cả những người thiện chí như một gia bảo quý giá gồm các nguyên tắc, tiêu chuẩn và đề xuất có thể dùng như ‘văn phạm’ của việc quan tâm: cam kết cổ vũ phẩm giá mỗi nhân vị, liên đới với người nghèo và người dễ bị tổn thương, theo đuổi ích chung và quan tâm đến việc bảo vệ vũ trụ.


Kitô giáo theo đuổi sự phát triển toàn diện con người, bao gồm mối liên hệ, không là chủ nghĩa cá nhân tức loại trừ, bóc lột. Con người được tạo ra để sống với nhau trong gia đình, cộng đồng và xã hội, nơi mọi người đều bình đẳng về phẩm giá. Nhân quyền phát khởi từ phẩm giá này, cũng như các bổn phận của họ như trách nhiệm nghinh đón và trợ giúp người nghèo, bệnh tật,.., mọi người ‘hàng xóm gần hay xa trong không gian và thời gian’ của chúng ta.


Ðời sống xã hội, chính trị và kinh tế đạt được mục đích trọn vẹn nhất khi được đặt vào việc phục vụ Công Ích, nhóm hay cá nhân, Do đó, các kế hoạch và dự án chúng ta phải nghĩ đến hiệu quả của chúng đối với toàn thể gia đình nhân loại, các thế hệ hiện tại và sắp tới. Đại dịch Covid-19 giúp chúng ta nhận ra rằng ‘chúng ta đang ở trên cùng một con thuyền, mọi người đều lo sợ, nhưng đồng thời quan trọng và cần thiết, tất cả đều được kêu gọi cùng nhau chèo chống’ vì ‘không ai tự mình đạt đến sự cứu rỗi’ và không chính phủ nào có thể bảo đảm ích chung cho dân mình nếu tự cô lập.


Tình liên đới là tình thương chúng ta dành cho người khác với ‘quyết tâm vì ích chung, tức là vì lợi ích của mọi người và của mỗi cá nhân, vì tất cả chúng ta thực sự có trách nhiệm với nhau’.


Thế gian đang bị thống trị bởi nền văn hóa lãng phí, bất bình đẳng gia tăng, Ðức Thánh Cha mời gọi các nhà lãnh đạo hữu trách chính trị, giáo dục, kinh tê... tiếp nhận các nguyên tắc này như một ‘la bàn’ có khả năng chỉ hướng đi chung và bảo đảm ‘một tương lai nhân ái hơn’ trong tiến trình hoàn cầu hóa. Điều này giúp chúng ta trân quí giá trị và phẩm giá mọi người, cùng nhau hành động cho tình liên đới vì ích chung. Nguyên tắc xã hội này rất cần thiết cho sự phát triển nền văn hóa quan tâm.


Thông điệp ‘Laudato Si ’ ý thức mọi tạo vật đều liên kết với nhau, nhấn mạnh nhu cầu chúng ta lắng nghe tiếng kêu cứu từ người nghèo và thiên nhiên, dẫn đến việc chăm sóc hữu hiệu cho trái đất, ngôi nhà chung chúng ta và cho những anh chị em đang gặp khó khăn. ‘Hòa bình, công lý và việc quan tâm tới sáng thế là ba vấn đề có liên hệ với nhau, mới tránh khỏi nguy cơ rơi vào chủ nghĩa duy giản lược.


Cũng cấp bách như vậy là sự tuyệt đối phải tôn trọng luật nhân đạo, nhất là lúc này khi các cuộc xung đột và chiến tranh vẫn tiếp diễn. Nhiều thành phố đã trở thành tâm điểm mất an ninh vì các cuộc tấn công bừa bãi bằng chất nổ và vũ khí nhỏ. Trẻ em không thể đi học. Người lớn không thể làm việc để nuôi gia đình và nạn đói lan tràn. Các xung đột có nhiều nguyên nhân, kết quả luôn giống nhau: hủy diệt và các cuộc khủng hoảng nhân đạo. Biết bao tiền bạc được chi cho vũ khí, nếu được xài cho các ưu tiên như bảo đảm an toàn cá nhân và phát triển oàn diện con người, chống nghèo đói và việc chăm sóc sức khỏe.


Nền văn hóa quan tâm đòi hỏi một tiến trình giáo dục. ‘La bàn’ các nguyên tắc xã hội chỉ hữu ích và đáng tin trong các bối cảnh khác nhau nhưng có liên hệ với nhau. Thí dụ : - Giáo dục quan tâm bắt đầu từ gia đình, hạt nhân tự nhiên và căn bản xã hội, trong đó chúng ta học cách sống và liên hệ với tha nhân trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Do đó, các gia đình cần được trao quyền để thực hiện nhiệm vụ quan trọng và không thể thiếu này. Ðồng thời, trường học với các phương tiện truyền thông và trách nhiệm giáo dục để truyền lại một hệ thống giá trị dựa trên việc công nhận phẩm giá mỗi người, mỗi cộng đồng ngôn ngữ, sắc tộc và tôn giáo,… Giáo dục là một trong những cột trụ của một xã hội công bằng và huynh đệ.


Nền văn hóa quan tâm cần đến một tiến trình giáo dục. ‘La bàn’ các nguyên tắc xã hội chỉ hữu ích và đáng tin trong các bối cảnh khác nhau nhưng có liên hệ với nhau. Thí dụ : Giáo dục về văn hoá quan tâm bắt đầu từ gia đình, hạt nhân tự nhiên và căn bản xã hội, trong đó chúng ta học cách sống và liên hệ với tha nhân trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Do đó, các gia đình cần được trao quyền để thực hiện nhiệm vụ quan trọng và không thể thiếu này. Ðồng thời, trường học với các phương tiện truyền thông và trách nhiệm giáo dục để truyền lại một hệ thống giá trị dựa trên việc công nhận phẩm giá mỗi người, mỗi cộng đồng ngôn ngữ, sắc tộc và tôn giáo,… Giáo dục là một trong những cột trụ của một xã hội công bằng và huynh đệ.


Lãnh đạo các tôn giáo được mời truyền cho tín hữu mình và xã hội các giá trị liên đới, tôn trọng các dị biệt và quan tâm đến anh chị em đang gặp khó khăn. 


Là Kitô hữu, chúng ta nên luôn hướng về Đức Mẹ, Ngôi sao Biển và Mẹ niềm Hy vọng, xin cho mình cùng nhau làm việc tiến tới một chân trời mới đầy yêu thương và hòa bình, của tình huynh đệ và liên đới, của việc hỗ trợ và chấp nhận lẫn nhau... 


....


Hà Minh Thảo

Chia sẻ