Skip to content
banner
Ngôn ngữ

Các giám mục châu Âu được mời gọi dấn thân cho hòa bình

BTT UBCLHB 03
2024-06-26 09:45 UTC+7 90
Sau cuộc gặp với Đức Thánh Cha hôm 22/6, Đức cha Mariano Crociata, chủ tịch của Uỷ ban các Hội đồng giám mục của Liên minh Châu Âu (COMECE), cho biết các thành viên của Uỷ ban và Đức Thánh Cha đã đề cập đến tất cả các vấn đề nóng nhất trong giai đoạn này của Liên minh Châu Âu, trong đó “chủ đề chính được Đức Thánh Cha nhấn mạnh là nỗ lực vì hòa bình, bởi vì những gì đang xảy ra với cuộc chiến ở Ucraina, Israel và Gaza, là một thảm kịch lớn”.

Vatican News

Đức cha Mariano Crociata cũng cho biết thêm: “Về phần mình, chúng tôi cảm thấy có nghĩa vụ phải đồng hành cùng Liên minh Châu Âu trong các nhiệm vụ thể chế đang được thực hiện theo một cách thức mới sau vòng bầu cử”.

Trọng tâm của chương trình nghị sự mà các giám mục dấn thân trong các vai trò thể chế mới của Liên minh Châu Âu, là vấn đề xã hội, tình trạng di cư và “khả năng của Liên minh Châu Âu trong việc thể hiện chủ thể tính, một sáng kiến ​​chính trị quan trọng ở cấp độ quốc tế”. Tư cách mới này không chỉ đòi hỏi dấn thân vì hòa bình, mà còn phản ánh những vấn đề đang được dư luận và cử tri quan tâm. Đức cha Crociata giải thích: “Một trong những chủ đề mở đầu và xuyên suốt cuộc đối thoại của chúng tôi với Đức Thánh Cha Phanxicô là sự yếu kém của Châu Âu. Một châu Âu yếu kém có nguy cơ không thể thực hiện được các nhiệm vụ thông thường của mình vào thời điểm cần có những sáng kiến ​​và nỗ lực phi thường”.

Về kết quả bầu cử và chiến thắng của phe cánh hữu chống chủ nghĩa châu Âu ở một số nước, đức cha Crociata nhận xét: “Nói chung, chúng ta phải nói rằng sự cân bằng đã được duy trì, bất chấp những dịch chuyển đáng kể phiếu bầu về phía các đảng cánh hữu chống chủ nghĩa châu Âu”, vốn trên thực tế không phải tại các nước Đông Âu cho bằng tại các quốc gia sáng lập Liên minh.

Theo Đức cha Crociata, hiện tượng này biểu hiện sự bất mãn với hiện trạng và nhu cầu cần thay đổi trong một tình trạng sợ hãi, không chắc chắn và bất an của châu lục cũng như trong bối cảnh quốc tế. Vì vậy, đằng sau cuộc bỏ phiếu có sự thể hiện tất cả những điều này nhưng cũng thể hiện một lời kêu gọi, một yêu cầu có khả năng giải quyết các vấn đề thực tế”.

Đọc bài viết gốc tại đây

Chia sẻ