Các Giám mục Hoa Kỳ lên án việc Tổng thống Nga đe doạ sử dụng vũ khí hạt nhân
Vũ khí (©Kadmy - stock.adobe.com)
Trong bài phát biểu trên truyền hình ngày 21/9, ông Putin tuyên bố “động viên một phần” quân đội trừ bị để bảo vệ “các vùng đất được giải phóng” ở Ucraina, và cảnh báo nếu sự toàn vẹn lãnh thổ của Nga bị đe doạ, chắc chắn Nga sẽ sử dụng tất cả các phương tiện để bảo vệ người dân và đất nước.
T
uyên bố này được nhiều người hiểu là một mối đe dọa mới mà Tổng thống Putin chuẩn bị cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân nhằm leo thang chiến tranh, sau những bước tiến gần đây của quân đội Ucraina trên các vùng lãnh thổ do Nga chiếm đóng.
Tuyên bố của Tổng thống Putin đã làm dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ từ Hoa Kỳ và các đồng minh châu Âu trong phiên họp thứ 77 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khai mạc vào tuần qua tại New York.
Các Giám mục Hoa Kỳ cũng đã lên tiếng về lời đe doạ này của ông Putin. Trong một tuyên bố, Đức cha David Malloy, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình Quốc tế của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, đại diện các Giám mục viết: “Những cử chỉ và lới nói hùng biện đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân phải bị lên án. Một cuộc chiến tranh hạt nhân không thể thắng và không bao giờ được tiến hành. Mọi đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân đều nhắc nhở chúng ta về bản chất tàn ác của chúng và những hậu quả thảm khốc đối với toàn thể nhân loại.”
Trong tuyên bố, Đức cha Malloy cũng mời gọi người Công giáo “tiếp tục cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo trên thế giới, để những hy vọng và ước mơ của chúng ta cho các dân tộc sẽ chiến thắng những cám dỗ và bất công do cuộc chiến ở Ucraina gây ra”.
Liên quan đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân, nhiều lần Toà Thánh đã tái khẳng định cần phải loại trừ việc sở hữu và sử dụng chúng. Gần đây nhất, vào tháng 6/2022, trong sứ điệp được đọc tại cuộc họp của các quốc gia thành viên Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân, ở Vienne, thủ đô Áo, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng việc sử dụng, thậm chí là sở hữu vũ khí hạt nhân là trái đạo đức
Trước đó, vào năm 2020, Đức Thánh Cha kêu gọi cộng đồng khoa học thực hiện trách nhiệm đạo đức của mình trong nỗ lực ngăn chặn việc sản xuất vũ khí hạt nhân và sinh học.
Vào tháng 11/2019, ngài đã đến thăm đài tưởng niệm nạn nhân bom nguyên tử Nagasaki, Nhật Bản và mời gọi mọi người cầu nguyện “cho sự hoán cải con tim và cho sự chiến thắng của nền văn hóa sự sống, hòa giải và huynh đệ. Một tình huynh đệ có thể nhận biết và tôn trọng sự đa dạng trong cuộc tìm kiếm vận mệnh chung”.
Nguồn:
N
g