Skip to content
banner
Ngôn ngữ

Caritas châu Âu tái kêu gọi ngừng bắn ở Gaza

BTT UBCLHB 03
2024-06-20 14:48 UTC+7 88
Cuộc chiến ở Gaza đã bước vào tháng thứ 8, Caritas châu Âu đưa ra một tuyên bố, trong đó nhắc lại lời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức, thả tất cả con tin và những người bị giam giữ tùy tiện, cũng như chuyển viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza.

Vatican News

Giám đốc Hợp tác Quốc tế và Nhân đạo của Caritas châu Âu Jean-Yves Terlinden nói: “Chúng tôi tin rằng điều quan trọng là phải nhắc lại lời kêu gọi cho cuộc chiến ở Gaza. Đây không phải là lần đầu tiên chúng tôi làm điều này và chúng tôi không phải là những người duy nhất đưa ra các tuyên bố về Gaza trong những ngày này”.

Với hơn 37.000 người thiệt mạng vì các cuộc tấn công của Israel ở Gaza kể từ ngày 7/10 và nhiều lời kêu gọi hòa giải và cung cấp viện trợ nhân đạo không bị cản trở, ông Terlinden cho rằng có hai lý do cho tuyên bố vừa được Caritas châu Âu đưa ra “Không có nơi an toàn ở Gaza”.  Đầu tiên là số nạn nhân vẫn đang gia tăng. Lúc đầu những người thiệt mạng là nạn nhân của pháo kích, nhưng ngày càng nhiều người trong khu vực này đang gặp nguy hiểm do thiếu khả năng tiếp cận dinh dưỡng, thực phẩm và dịch vụ sức khỏe. Và đây là lý do đầu tiên mà Caritas nhắc lại lời kêu gọi ngừng bắn.

Ông Terlinden giải thích lý do thứ hai đưa ra tuyên bố vào thời điểm này liên quan đến nghị quyết về lệnh ngừng bắn vừa được biểu quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Ông nói: “Chúng tôi tin rằng đây cũng là động lực quan trọng để nhắc lại lời kêu gọi và thúc đẩy điều này từ các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu”.

Caritas châu Âu cũng bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về tình hình ở Bờ Tây, nơi hơn 500 người Palestine và 12 người Israel đã thiệt mạng kể từ tháng 10, trong đó các gia đình Palestine đang gặp khó khăn vì nhà cửa bị phá hủy, di chuyển hạn chế và mất sinh kế.

Theo Giám đốc Hợp tác Quốc tế và Nhân đạo của Caritas châu Âu, số vụ phá hủy và bị tịch thu mà người Palestine đang phải đối diện ở Bờ Tây là rất đáng lo ngại. Nó nhắc nhở chúng ta về những gì đã xảy ra khoảng sáu tháng trước, khi mức độ tàn phá và phá hủy tương tự xảy ra vào năm 2018, trong việc mở rộng khu định cư bất hợp pháp khiến ít nhất 289 người Palestine thiệt mạng và hàng ngàn người khác bị thương.

Ông Terlinden còn đề cập đến tình hình khó khăn phải đối diện của nhân viên Caritas. Trước khi chiến tranh bắt đầu, có 100 nhân viên ở Gaza. Nhưng với tình hình hiện tại, chỉ còn 50 nhân viên nhưng làm việc trong hoàn cảnh rất khó khăn. Ông khẳng định: “Mọi hoạt động của Caritas rất hạn chế, rất mong manh, nhưng chúng tôi vẫn đang cố gắng duy trì”.

Đề cập đến một quan tâm khác trong tuyên bố của Caritas châu Âu đối với việc nối lại và tăng cường tài trợ của Liên Hiệp Quốc cho Chương trình Hỗ trợ người tỵ nạn Palestine (UNRWA), tổ chức nhân đạo chính hoạt động bên trong Dải Gaza, ông Terlinden nhấn mạnh, chương trình này rất quan trọng trong cuộc khủng hoảng, là đối tác phân phối của Caritas ở Dải Gaza. Thực tế là trong những tháng qua, họ phải đối diện với cuộc điều tra về cáo buộc liên quan đến cuộc tấn công của Hamas vào Israel dẫn đến việc nhiều nhà tài trợ đóng băng quỹ.

Đọc bài viết gốc tại đây


Chia sẻ