Skip to content
banner
Ngôn ngữ

ĐHY Parolin: Đại học Công giáo cần chú ý tính nhân văn trong đào tạo

BTT UBCLHB 04
2023-04-25 22:33 UTC+7 239
Trong thư gửi đến Đức Tổng Giám Mục Mario Delpini của Milano, nhân Ngày thứ 99 của Đại học Công giáo Thánh Tâm, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh mời gọi trường Đại học đóng góp cho sự phát triển kiến thức “phục vụ nhân phẩm con người và

Ngọc Yến - Vatican News


Đại học Công giáo Thánh Tâm là trường lớn nhất ở Ý và Âu châu, vì thế Đức Hồng Y nhắc nhở rằng trung tâm giáo dục này cần tiếp tục là một điểm tham chiếu cho các đại học khác về đào tạo thế hệ mới. Làm sao để qua việc giải quyết những vấn đề lớn của thời đại,  sinh viên có thể tham gia vào việc xây dựng một xã hội nhân văn mới. Tính nhân văn mới này coi trọng tri thức vì mục đích đúng đắn và cao cả, nghĩa là phục vụ nhân phẩm con người và công ích, đặc biệt là những người yếu thế và thiệt thòi.


Về điểm này, theo Đức Hồng Y, cái nhìn Kitô giáo có thể và phải đóng góp cho sự phát triển của tính nhân văn mới này, như Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh tại một hội nghị ở Firenze năm 2015 rằng, chủ nghĩa nhân văn đích thực luôn coi tình yêu như là mối liên kết giữa con người với nhau, là bản chất giữa các cá nhân, xã hội, chính trị hoặc tri thức.


Phân tích về chủ đề được chọn cho Ngày này “Vì tình yêu tri thức”, một lần nữa, Đức Hồng Y nhắc lại rằng kiến thức là động lực phát triển con người và những tiến bộ vượt bậc trong thế giới khoa học, nhưng kiến thức cần phải bao hàm một chiều kích đạo đức. Bởi vì ngày nay trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu, khoa học đã đặt vào tay con người tiềm năng phi thường, cùng lúc đó, sự phát triển của khoa học có thể chống lại nhân loại. Chúng ta thấy điều này trong các vấn đề môi trường, y tế, kinh tế và tài chính. Và trong các công nghệ kỹ thuật mới và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo, mang lại những cơ hội lớn, nhưng đồng thời cũng cần phải cảnh giác để bảo đảm vai trò chính của lương tâm. Công nghệ có thể tạo nên sự dễ dàng cho sự chung sống giữa các dân tộc, nhưng cũng có thể gây ra xung đột và tàn phá, như cuộc chiến tại Ucraina hiện nay.


Đọc bài viết gốc tại đây


Chia sẻ