Skip to content
banner
Ngôn ngữ

Hoạt động đấu tranh chống mang thai hộ của Olivia Maurel

BTT UBCLHB 03
2024-04-18 10:50 UTC+7 96
Là người được sinh ra theo phương pháp mang thai hộ, hiện nay, Olivia Maurel đang nỗ lực kêu gọi bãi bỏ phương pháp này trên toàn cầu.

Vatican News

Oliva Maurel là một phụ nữ Mỹ gốc Pháp năm nay 30 tuổi, đã kết hôn và có ba con. Gần đây, cô đã dám chia sẻ công khai câu chuyện cuộc đời mình. Sinh ra theo phương pháp mang thai hộ, cô phải đợi đến năm 30 tuổi mới khám ra sự thật nguồn gốc của mình, mặc dù như cô nói luôn cảm thấy rất đau khổ và nghi ngờ về điều này từ khi ý thức được sự hiện hữu của mình trên mặt đất này.

Oliva Maurel nói: “Tôi lớn lên trong một bối cảnh gia đình bình thường, với cha mẹ là những người có tiền, nhưng tôi luôn cảm thấy có một điều gì đó không ổn, đặc biệt giữa mẹ tôi và tôi có một điều khác biệt. Trong thời thơ ấu và từng ngày lớn lên, với một số chi tiết làm cho tôi cho rằng mình sinh ra nhờ phương pháp mang thai hộ.

Sau đó, khi đến tuổi 17, Oliva tìm hiểu và phát hiện ở quận Louisville có những trung tâm mang thai hộ. Từ đó, cô suy nghĩ rất nhiều và quyết định làm một điều gì đó để xác định nguồn gốc thật của mình. Vào lần sinh nhật thứ 30, cô đã đi làm xét nghiệm ADN, và kết luận được đưa ra là trong máu cô không có tới 1% dòng máu Pháp, trong khi mẹ cô là người Pháp.

Khám phá này đã cất khỏi vai cô gánh nặng. Bởi vì cuối cùng cô đã có bằng chứng cho thấy sự hiện hữu của mình. Cô rất hạnh phúc vì biết được nguồn gốc của mình. Theo cô, người ta không thể xây dựng cuộc đời nếu không biết rõ nguồn gốc của mình.

Từ đó, cô không ngừng kể câu chuyện đau lòng của mình, với hy vọng sẽ giúp vận động cộng đồng quốc tế xoá bỏ việc mang thai hộ một lần cho mãi mãi. Cô xúc động nói: “Khi còn nhỏ, thật là phức tạp khi nghĩ rằng mình là đối tượng của một hợp đồng, là một thứ bị rao bán. Khi chúng ta biết 50% của chúng ta đang ở đâu đó trên thế giới và không biết hiện nay như thế nào. Điều này thật khó khăn. Điều đau lòng hơn cả là người mẹ phải chia lìa người con mà bà đã mang trong lòng suốt 9 tháng và sau đó phải từ bỏ”.

Câu chuyện đau lòng và dám lên tiếng của Oliva đã được nhiều người ủng hộ. Vào tháng 3/2023, tại Marốc, một trăm chuyên gia và nhà nghiên cứu đã ký một tuyên bố quốc tế về việc bãi bỏ phương pháp mang thai hộ, yêu cầu các quốc gia cam kết đấu tranh chống lại điều này. Họ cũng đề xuất một dự thảo công ước quốc tế về chủ đề mang thai hộ. Hiện Oliva là phát ngôn viên của Tuyên bố Casablanca này. Ngày 5 và 6/4 vừa qua, những người ký tên vào Tuyên bố đã gặp nhau tại Roma để thảo luận và thông báo cho những người đưa ra quyết định công khai về tác hại của việc mang thai hộ và cung cấp một khung pháp lý cho các quốc gia muốn bảo vệ người dân của mình trước thị trường này, với ý tưởng cuối cùng là đưa đến việc thông qua một hiệp ước quốc tế.

Trong dịp này, những người ký tên vào Tuyên bố Casablanca, trong đó có Oliva và chồng cô, đã được Đức Thánh Cha tiếp kiến. Nói về cuộc gặp gỡ này, cô Oliva khẳng định: “Đó là một gặp gỡ thật đẹp. Đức Thánh Cha đã nhiều lần nhắc nhở chúng ta rằng mang thai hộ là một thị trường và ngài luôn ủng hộ chúng tôi trong nỗ lực xoá bỏ hoạt động này trên toàn cầu. Chủ đề này rất gần gũi với tâm hồn ngài. Đức Thánh Cha cũng chỉ ra rằng khi một phụ nữ mang thai thì em bé sẽ truyền các tế bào cho người mẹ, và sẽ ở lại trong cơ thể bà một thời gian rất dài, như trường hợp tôi cả 30 năm. Đức Thánh Cha muốn nhắc nhở chúng ta về mối liên hệ khoa học giữa người mang thai hộ và em bé”.

Không chỉ lên tiếng kêu gọi bãi bỏ trong lần tiếp kiến những người ký tên của Tuyên bố, trong nhiều dịp Đức Thánh Cha đã mạnh mẽ yêu cầu dừng lại ngay lập tức hoạt động này. Gần đây nhất, vào tháng 01/2024, ngài đã kêu gọi một lệnh cấm toàn cầu đối với hoạt động “đáng khinh” và “vô nhân đạo”, thể hiện sự vi phạm nghiêm trọng phẩm giá của phụ nữ và trẻ em, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế cấm thực hành phương pháp này trên toàn thế giới.

Vào ngày 08/4 vừa qua, Bộ Giáo lý Đức Tin đã ra tuyên bố “Dignitas Infinita” về phẩm giá con người, trong đó mạnh mẽ phản đối đối với việc làm mẹ thay thế, vì qua đó em bé, với phẩm giá vô hạn, lại trở thành một đối tượng đơn thuần, một thực hành làm tổn hại nghiêm trọng đến phẩm giá của người phụ nữ và người con dựa trên việc lợi dụng hoàn cảnh của nhu cầu vật chất của người mẹ. Một em bé luôn là một món quà và không bao giờ là đối tượng của một hợp đồng

Đọc bài viết gốc tại đây

Chia sẻ