Skip to content
banner
Ngôn ngữ

Ngoại trưởng Toà Thánh tái khẳng định hoạt động can đảm của ĐTC cho hoà bình

BTT UBCLHB 04
2023-07-15 22:28 UTC+7 206
Ngày 13/7/2023, phát biểu tại buổi giới thiệu sách “Những bài học về Ucraina” của tạp chí Ý về địa chính trị, Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Ngoại trưởng Toà Thánh khẳng định, điều thúc đẩy Đức Thánh Cha không gì khác hơn là ý muốn làm cho đối

Ngày 13/7/2023, phát biểu tại buổi giới thiệu sách “Những bài học về Ucraina” của tạp chí Ý về địa chính trị, Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Ngoại trưởng Toà Thánh khẳng định, điều thúc đẩy Đức Thánh Cha không gì khác hơn là ý muốn làm cho đối thoại và hoà bình trở nên khả thi, được truyền cảm hứng bởi nguyên tắc “Giáo hội không được sử dụng ngôn ngữ chính trị, nhưng ngôn ngữ của Chúa Giêsu.”


Vatican News


Nhận xét về một số điều được viết trong tập sách, trước hết Đức Tổng Giám Mục lưu ý đến phản ứng của người dân Ucraina đối với những tuyên bố của Đức Thánh Cha về chiến tranh. Trong một số trường hợp gần đây, chính quyền Ucraina và các đại diện tôn giáo của các Giáo hội địa phương đã bày tỏ một sự thất vọng và phản ứng đối với những lời nói và cử chỉ công khai của Đức Thánh Cha. Tuy nhiên, theo Đức Tổng Giám Mục việc giải thích lời nói và cử chỉ của Đức Thánh Cha là những “hành vi hòa bình trống rỗng” và những biểu hiện của “thể loại sân khấu suy nghĩ viển vông”, là không phù hợp với tầm nhìn và ý định của Đức Thánh Cha.


Đức Thánh Cha không muốn cam chịu chiến tranh và kiên quyết tin tưởng vào hòa bình, mời gọi mọi người trở thành những người thợ dệt và nghệ nhân sáng tạo và dũng cảm của hòa bình. Điều thúc đẩy Đức Thánh Cha không gì khác hơn là mong muốn làm cho đối thoại và hoà bình trở nên khả thi, được truyền cảm hứng bởi nguyên tắc “Giáo hội không sử dụng ngôn ngữ chính trị, nhưng ngôn ngữ của Chúa Giêsu”.


Đức Tổng Giám Mục tiếp tục nhấn mạnh rằng những cử chỉ và lời nói của Đức Thánh Cha không phải là biểu hiện của một “lời hùng biện về hòa bình” đơn thuần, nhưng là một “lời ngôn sứ về hòa bình” mạnh mẽ và can đảm, thách đố thực tế chiến tranh, vốn bị cho là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, lời ngôn sứ này thường bị bác bỏ và lên án hơn là được chào mừng và ủng hộ.


Đức Tổng Giám Mục nhắc lại việc sứ thần Tòa Thánh vẫn ở lại thủ đô Ucraina, trong khi các đại sứ khác đã chuyển đến Lviv, như một cách để thể hiện “sự gần gũi cụ thể của Giáo hội với những người đang đau khổ và ủng hộ hòa bình”. Theo nghĩa này, điều đáng chú ý là sự tham gia của Giáo hội Công giáo địa phương, cũng như của các tổ chức bác ái Công giáo, đặc biệt là trong lĩnh vực nhân đạo, nhiều sứ vụ được thực hiện ở Ucraina bởi Đức Hồng Y Konrad Krajewski, Tổng trưởng Bộ Bác ái.

Bằng việc gọi những nỗ lực này là “vòng tay bác ái”, Ngoại trưởng Toà Thánh nói Đức Thánh Cha “đã ôm lấy người dân Ucraina, không để họ một mình trong đau khổ và bi kịch mà họ đang trải qua”. Điều này đặt lên hàng đầu “nghĩa vụ mà tất cả chúng ta phải có đối với sự thật... và trách nhiệm chung là thúc đẩy mọi sự có thể để giúp tạo ra chuyển biến tích cực đối với thảm trạng hiện tại”.


Đọc bài viết gốc tại đây·

Chia sẻ