Để Laudato Si’ Tiếp Cận Cồng Đồng Châu Á Một Cách Liên Tục (Phần tiếp theo)
SINH KẾ
Các hệ sinh thái cung cấp cho chúng ta không khí, thực phẩm và nước. Thức ăn có được là nhờ những kỹ năng đã được tích lũy.
Vào thời Cổ Đại, để duy trì cộng đoàn hoặc bộ lạc, nhiệm vụ thu thập và duy trì nguồn thực phẩm được phân chia đồng đều. Ngư dân ra biển bắt cá, nông dân trồng lúa và rau, thợ gốm làm nồi nấu ăn, diêm dân thì thu hoạch muối... Sự phân công lao động cho các thành viên trong cộng đồng nhằm đảm bảo tính bền vững và liên tục.
Sau những tiến bộ của cuộc cách mạng công nghiệp, việc trồng trọt và thu hoạch lương thực đã không còn được các bộ lạc truyền thống thực hiện. Máy móc đang làm hầu hết mọi việc. Con người đã chuyển từ những công việc truyền thống sang các công việc đòi hỏi kỹ năng khác nhau hoặc trở thành một phần của nền kinh tế không cho phép bản thân trồng trọt và thu hoạch lương thực.
Hầu hết sinh kế truyền thống đã bị ảnh hưởng do sự thay đổi này trong quá trình công nghiệp hóa. Mất đi sự liên kết giữa người sản xuất và người tiêu dùng thực phẩm. Những sinh kế mang tính truyền thống này sớm biến mất và sẽ có sự phân bổ nguồn lương thực không đồng đều, khiến một số người dư thừa và một số không có bất kỳ nguồn tài nguyên nào. Những sinh kế này cần được khuyến khích và tầng lớp dân số trẻ phải có được các kỹ năng để duy trì truyền thống cũng như cộng đồng/bộ lạc.
Phiên họp 6
Thời gian: 30 phút
Chủ đề: Sinh kế
Người hướng dẫn: Những ngư dân, nông dân, diêm dân, thợ gốm sẽ biểu diễn một điệu nhảy truyền thống đơn giản trong cộng đồng/bộ lạc của họ. Sau đó, họ sẽ chia sẻ cho những người tham gia về truyền thống lâu đời và sinh kế cá nhân của họ trong cộng đồng. Những người tham gia được khuyến khích tham gia vào điệu nhảy truyền thống đó.
Người hướng dẫn lưu ý mọi người: Các hoạt động nâng cao nhận thức và năng lực sẽ đảm bảo tính liên tục của các sinh kế truyền thống này. Cần có sự chuyển đổi mô hình tiêu dùng mang tính hủy diệt sang mô hình kết nối bền vững hơn. Nền kinh tế xanh đầy hứa hẹn và sự thay đổi mô hình này phải được khuyến khích sớm hơn dù có hoặc không có sự hỗ trợ của chính phủ.
Sinh kế truyền thống là nền tảng của bất kỳ nền kinh tế nào. Sinh kế truyền thống hỗ trợ các ngành nghề khác. Các nhà sản xuất thực phẩm truyền thống, đã hỗ trợ nền kinh tế nhà hàng và thức ăn nhanh, ngành xây dựng, ngành đường sắt, ngành công nghiệp nhà máy... Thực phẩm sản xuất theo cách thức truyền thống được mua từ các nông dân trồng ngũ cốc, rau, gia vị và ngư dân trong đổi chác hoặc trong các chợ nông sản [buôn bán ngày nay] và phân phối cho tất cả các ngành công nghiệp nhỏ và lớn ở các thành phố. Ngành nông nghiệp công nghiệp được thực hiện ở các nước thuộc thế giới thứ nhất và họ là những người thử nghiệm những loại thực phẩm không bền vững. Ấn Độ cũng đang bắt chước Phương Tây mà không áp dụng truyền thống khôn ngoan của mình.
· Tác động của biến đổi khí hậu thường được giải quyết ở tuyến phòng thủ đầu tiên – người dân bản địa thực hiện sinh kế truyền thống. Người bản địa phụ thuộc trực tiếp vào sông, biển, rừng để thu mua hoặc sản xuất lương thực. Nếu có sự thay đổi về lượng mưa, lũ lụt hoặc hạn hán xảy ra thì người dân bản địa sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Cách thức thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu phải được nhân rộng theo cách tiếp cận rộng rãi hơn. Sinh kế truyền thống phải được khuyến khích và cách thích ứng của chúng phải được nghiên cứu và chia sẻ cho thế giới.
· Biến đổi khí hậu đã gây thêm khó khăn cho nông dân, buộc họ phải di cư hoặc thay đổi mô hình sử dụng đất từ nông nghiệp sang du lịch. Các tác động thời tiết cực đoan như lũ lụt, lốc xoáy, sóng thần, hạn hán và biến đổi khí hậu lâu dài như tăng dần các mô hình gió mùa, nhiệt độ tăng làm tan chảy sông băng và mực nước biển dâng làm gián đoạn sinh kế của người dân một cách đáng kể.
· Khi nông dân/ngư dân không sở hữu các phương tiện sản xuất như đất đai hay thuyền đánh cá, điều đó càng khiến họ bị gạt ra ngoài lề xã hội hoặc buộc họ phải từ bỏ kế sinh nhai truyền thống của mình. Ngày nay, chi phí đầu tư vào sản xuất của nông dân không mang lại sản lượng mong muốn và không có sự hỗ trợ của chính phủ cho vụ thu hoạch hoặc trợ cấp đầu vào, họ bị đẩy ra khỏi sinh kế truyền thống.
· Các tiêu chuẩn trong nghề đánh bắt cá truyền thống được tuân thủ nghiêm ngặt. Những chuẩn mực này được đặt ra bởi những bậc trưởng thượng trong cộng đồng được tích lũy từ nhiều năm quan sát cũng như sự khôn ngoan và kinh nghiệm khi ở trên biển. Do các quy chuẩn truyền thống không có bất kỳ sự hỗ trợ pháp lý nào nên việc thực thi chúng một cách thống nhất trở nên khó khăn, dẫn đến sản lượng đánh bắt thấp và thu nhập thấp. Ngày nay đánh bắt cá được coi là một ngành cần được khai thác và sử dụng càng nhiều càng tốt bất kể tác động của nó ra sao. Các nghiên cứu cho thấy trừ khi việc đánh bắt cá được hạn chế/kiểm soát, nếu không nhiều loài sẽ không thể tồn tại cho đến giữa thế kỷ này. Đánh bắt quá mức không chỉ làm cạn kiệt đến độ không thể tự bổ sung thông qua sinh sản tự nhiên mà còn gây ra những tác động nghiêm trọng đến toàn bộ hệ sinh thái, vì các loài bị cạn kiệt không thể hoàn thành vai trò truyền thống của chúng là kẻ săn mồi hoặc con mồi.
· Đánh bắt nhầm là một sự lãng phí khác về nguồn thực phẩm. Các phương pháp đánh bắt hiện đại tập trung vào việc đánh bắt một hoặc hai loài cá có nhu cầu cao và mang lại nhiều tiền hơn nhưng phương pháp được sủ dụng là lưới kéo, đánh bắt tất cả các loài cá. Những con cá không mong muốn hoặc đánh bắt được sẽ bị ném trở lại biển nhưng đã quá muộn để cứu chúng.
· Phương tiện truyền thông phóng chiếu nào là lý tưởng hay cuộc sống tốt đẹp hầu hết đều mang tính chất “rửa mắt”. Hình ảnh của một thành phố phản ánh sự quyến rũ, vui vẻ và cuộc sống sống động tầm cỡ của chúng ta. Điều này có thể dẫn đến việc nông dân/ngư dân từ bỏ kế sinh nhai truyền thống của họ và chọn làm một số công việc khác trong thành phố. Tuy nhiên, cuộc sống thành thị có cái giá riêng của nó đối với một ngôi nhà và những tiện nghi cơ bản tối thiểu. Với trình độ học vấn hoàn toàn thấp, thiếu kỹ năng hoặc kinh nghiệm, họ không thể duy trì sinh kế này trong thời gian dài. Ví dụ, khi những người nông dân di dời khỏi thung lũng Marmada được đền bù bằng một ngôi nhà và số tiền không đủ để mua đất ở nơi khác, họ không có kỹ năng nào khác để sử dụng số tiền đó. Một số chuyển đến thành phố mong muốn cuộc sống sẽ dễ dàng hơn, nhưng chỉ trong vài năm, tiền đã cạn kiệt và những người nông dân phải đi ăn xin trên đường phố ở các thành phố và thị trấn.
· Rừng đang bị phá hủy dưới danh nghĩa phát triển cùng với toàn bộ đa dạng sinh học. Các bộ lạc hoặc người dân bản địa sống trong rừng nhiều thế kỷ đã sử dụng và thu hái các sản phẩm từ rừng như lá gân, hạt, mật ong, thảo mộc, tre... để bán nhưng giờ đây hầu như không còn cơ hội tiếp cận rừng nữa, đe dọa sinh kế truyền thống của họ. Sự phụ thuộc nhiều vào rừng cũng dạy họ cách tồn tại và bảo vệ rừng cùng với sự đa dạng sinh học của nó không bị phá hủy. Ngày nay, nhiều bên liên quan khác nhau, đã xâm lấn rừng để khai thác, cung cấp gỗ cho các nhà máy giấy và các mục đích khác nhau như đập nước, đồng thời tước bỏ lớp che phủ rừng, gây nguy hiểm cho hệ động vật và thực vật, gây ô nhiễm sông ngòi và khiến nhiều sinh kế truyền thống trở nên dư thừa.
Hành động và ý thức:
- Xác định một số sinh kế địa phương trong cộng đồng của bạn đã bị phá hủy vì bản thân/gia đình/cộng đồng. Làm thế nào chúng ta có thể hồi sinh và duy trì chúng?
- Đóng vai hoặc tranh luận về sinh kế truyền thống và phi truyền thống.
Tổ chức:
Học các bài hát và điệu múa văn hóa của những người tham dự ví dụ như một nghi lễ truyền thống chẳng hạn. Điều này sẽ cho phép thể hiện sự tôn trọng đối với sinh kế truyền thống của cộng đồng.