Skip to content
banner
Ngôn ngữ

Để Laudato Si’ Tiếp Cận Cồng Đồng Châu Á Một Cách Liên Tục (Phần tiếp theo)

BTT UBCLHB 03
2024-06-29 16:53 UTC+7 270

Bài 8:KINH TẾ XÃ HỘI

Thế giới của chúng ta và đặt biệt là lục địa Á Châu, một mặt phải đối mặt với tình trạng nghèo đói cùng cực, mặt khác, sự giàu có của nhiều người vẫn tiếp tục tăng lên. Những người nghèo không được tiếp cận những nhu cầu cơ bản của cuộc sống. 

Sự bất bình đẳng toàn cầu đáng lo ngại này là căn nguyên của tệ nạn xã hội, có tác động tiêu cực đến gia đình và xã hội. Điều này cần phải được giải quyết và xóa bỏ với sự trợ giúp của các chiến lược công bằng kinh tế.

Phải thực hiện mọi nỗ lực để chấm dứt tình trạng bất bình đẳng kinh tế to lớn đang tồn tại trên thế giới, tình trạng này ngày càng gia tăng. Điều này gắn liền với sự phân biệt đối xử cá nhân và xã hội, tuy nhiên luật kinh tế không tự động đạt được mục tiêu của nền kinh tế đề ra và không đại diện cho tòa án phúc thẩm nói lời cuối cùng đối với hoạt động kinh tế. Các thể chế kinh tế của xã hội phải cung cấp một khuôn khổ trong đó các loại hình trao đổi kinh tế khác nhau có thể diễn ra.

Trong vấn đề này, Nhà nước có vai trò hợp pháp trong việc đảm bảo sự công bằng về giá cả và các điều kiện trao đổi, trong việc thực thi thẩm quyền của mình nhân danh công ích cách rộng rãi, nhưng bao gồm cả lợi ích kinh tế. Vai trò của Nhà nước là bảo vệ và thúc đẩy lợi ích kinh tế chung của xã hội.

Các tổ chức phi chính phủ, hợp tác xã, liên hiệp ngân hàng tín dụng được thành lập vì lợi ích con người thay vì chỉ lợi nhuận cần được chính phủ và chính sách khuyến khích. 

Phiên họp 7

Thời gian: 30 phút đến 45 phút 

Chủ đề: Kinh tế xã hội

Người hướng dẫn: Bài kiểm tra

Người hướng dẫn sẽ thực hiện một bài kiểm tra trong 5 phút với giải thưởng cho câu trả lời hay nhất.

Giải thưởng sẽ là một thanh sôcôla hoặc vật liệu thân thiện với môi trường.

-      Bạn nghĩ đến từ nào khi nghe thuật ngữ “kinh tế xã hội”? Trả lời tối đa 3 từ.

-      Theo bạn, nền kinh tế nào có điều kiện làm việc tốt nhất? Kinh tế tư nhân, kinh tế công cộng, kinh tế xã hội và đoàn kết.

-      Theo kinh nghiệm của mình, bạn có nghĩ rằng các Tổ chức kinh tế xã hội thành công trong việc thu hút những người dễ bị tổn thương và đưa ra các giải pháp chống đói nghèo không? Có, bằng cách nào? Không, tại sao? 

-      Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến kinh tế xã hội ở đâu? a/ Niềm Vui Tin Mừng. b/ Laudato Si’. c/ Amoris Laetitia. Hãy chọn câu phát biểu mà bạn cho là đúng và giải thích lý do. 

Người hướng dẫn lưu ý mọi người:

Kinh tế xã hội thường được coi là khu vực thứ ba của nền kinh tế tư bản hỗn hợp, khác biệt với khu vực tư nhân và công cộng. Kinh tế xã hội dựa trên các hoạt động hợp tác và phi lợi nhuận, và tự nguyện thay vì trả phí được thực hiện trong các cộng đồng trên khắp các nền kinh tế quốc gia và quốc tế. Kinh tế xã hội được xác định bởi tập hợp các mục tiêu xã hội khác nhau của tổ chức khác nhau tạo nên nó.

Theo ủy ban Châu Âu, các tổ chức kinh tế xã hội được phân loại là hợp tác xã, xã hội tương hỗ, tổ chức tự nguyện, quỹ và doanh nghiệp xã hội. Tất cả đều dựa trên sự tham gia tự nguyện và tư cách thành viên, được hướng dẫn bởi các mục tiêu xã hội của họ hơn là nhu cầu hoàn vốn. Nhiều tổ chức kinh tế xã hội chỉ đơn giản cung cấp dịch vụ cho các thành viên của họ hoặc những người khác mà họ muốn phục vụ mà không tận dụng thị trường. Các tổ chức kinh tế xã hội khác, được gọi là doanh nghiệp xã hội, tham gia vào các hoạt động thương mại nhằm mang lại lợi ích cho các thành viên hoặc những người mà họ phục vụ. Trong trường hợp sau này, bất kỳ khoản thặng dư hoặc lợi nhuận thu được sẽ được đầu tư vào doanh nghiệp, phân phối cho các nhóm bên liên quan hoặc sử dụng vì lợi ích của những người được doanh nghiệp phục vụ.

Một loạt ví dụ đa dạng về các tổ chức kinh tế xã hội bao gồm các hiệp hội xây dựng và thế chấp, liên minh tín dụng, các tổ chức từ thiện và bác ái, các tổ chức khu dân cư và các nhóm cộng đồng, công đoàn, tổ chức bảo hiểm tương hỗ, hiệp hội thể thao, bệnh viện, tổ chức tự trợ giúp, tổ chức trường học, nhóm tôn giáo, nhóm môi trường, nhóm nghệ thuật, các loại câu lạc bộ, tổ chức chính trị, hợp tác xã sản xuất, hiệp hội thương mại và nghề nghiệp và các tổ chức dạy nghề.

Việc thừa nhận tầm quan trọng về kinh tế của các doanh nghiệp kinh tế xã hội - được coi là phi lợi nhuận trong các tài liệu kinh tế - là tương đối gần đây. (Ví dụ, Rose-Ack-erman 1986; Weisbrod 1988, Ben-Ner và Gui 1993) nhưng các doanh nghiệp kinh tế xã hội hay doanh nghiệp phi lợi nhuận, hiện được coi là đóng vai trò kinh tế quan trọng trong việc giải quyết các nhu cầu mà khu vực công và tư nhân chưa đáp ứng, cạnh tranh với các doanh nghiệp vì lợi nhuận, nâng cao năng xuất kinh tế, cải thiện việc cung cấp dịch vụ công, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và cung cấp việc làm. Ngoài ra, do các xu hướng trên toàn thế giới hướng tới cả việc tăng cường sản xuất dịch vụ và tư nhân hóa các dịch vụ của chính phủ, nên các doanh nghiệp kinh tế xã hội hoặc phi lợi nhuận, nhiều trong số đó giải quyết các lĩnh vực này, có thể sẽ đóng vai trò kinh tế lớn hơn trong tương lai. Điều này được thể hiện ở sự nhìn nhận rõ ràng hơn về kinh tế xã hội trong chính sách kinh tế quốc gia của nhiều nước trong đó có Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Canada và một số nước Mỹ Latinh.

Tóm lại, kinh tế xã hội là nền kinh tế đặt con người làm trung tâm trước lợi nhuận, một nền kinh tế hòa nhập, bình đẳng và nhân ái. Một nền kinh tế đầu tư vào con người bằng cách tạo ra việc làm, đào tạo và làm việc vì lợi ích chung. Một nền kinh tế trong đó con người hòa hợp với thiên nhiên, cấu trúc toàn bộ hệ thống sản xuất và phân phối sao cho khả năng và nhu cầu của mỗi cá nhân được thể hiện phù hợp trong đời sống xã hội.

Hành động và ý thức:

Xác định các vấn đề môi trường trong khu vực của bạn. Ví dụ như rác thải nhựa. Sau đó, xác định cộng đồng bị tác hại và xây dựng năng lực cho họ thông qua các chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ để xử lý và tái chứa nhựa. Bạn có thể thành lập một tổ chức phi chính phủ để thực hiện kế hoạch này. Cố gắng tìm người mua nhựa thải, và tạo ra chuỗi cung ứng để cung cấp cho các nhà tái chế nhựa thải. Vấn đề môi trường sẽ được giải quyết và cộng đồng bị thiệt thòi sẽ có được thu nhập/sinh kế. Quá trình này là một ví dụ điển hình về kinh tế xã hội.

Tổ chức:   

Hãy tham gia, không chỉ dự án kinh tế xã hội cho những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, nhưng tất cả chúng ta đều có thể làm một điều gì đó một cách nghiêm túc khi có nhu cầu cũng như vì môi trường. Chúng tôi có thể giúp thu gom và phân loại rác thải được tạo ra cho chương trình đào tạo đó. Bạn có thể thảo luận về việc dọn dẹp bãi biển và giúp đỡ cộng đồng địa phương.  

Chia sẻ