Skip to content
banner
Ngôn ngữ

GIÁO HUẤN XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

BTT UBCLHB
2022-09-02 01:15 UTC+7 843
Chương Mười gồm 4 đoạn: 1/ Khía cạnh Kinh thánh. 2/ Con người và vạn vật. 3/ Khủng hoảng trong tương quan giữa con người và môi trường. 4/ Trách nhiệm chung.


GIÁO HUẤN XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 

Viết tắt:

GHXH = Giáo huấn xã hội của Giáo hội

GLCG = Sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo

TLHT = Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội


***

MỤC I : CHƯƠNG X SÁCH TÓM LƯỢC GIÁO HUẤN XÃ HỘI

 

Chương Mười gồm 4 đoạn: 1/ Khía cạnh Kinh thánh. 2/ Con người và vạn vật. 3/ Khủng hoảng trong tương quan giữa con người và môi trường. 4/ Trách nhiệm chung.


Như đã có lần lưu ý, từ chương 6 đến chương 11, sách TLHT bắt đầu mỗi chương với việc suy niệm Lời Chúa. Đoạn mở đầu của chương 10 suy nghĩ về tương quan giữa con người với thiên nhiên trải qua những giai đoạn của lịch sử cứu độ.[1]


Từ suy niệm về tương quan giữa con người với thế giới, đoạn 2 trình bày giá trị của hoạt động con người trong lịch sử.


Đoạn 3 mang giọng điệu hơi ảm đạm khi nghĩ đến nguồn gốc của những cuộc khủng hoảng hiện nay về môi trường.


Đoạn 4 đề ra những điểm “dốc lòng” nhằm cải thiện hiện trạng và hướng về tương lai.


I. KHÍA CẠNH KINH THÁNH


Đoạn này trình bày một thứ “thần học về tạo dựng”, trải qua những giai đoạn chính của lịch sử cứu độ: 1/ buổi khai nguyên; 2/ sau khi con người phạm tội; 3/ cuộc cứu của đức Kitô nhập thể; 4/ việc tái tạo do cuộc Phục sinh.


1/. Kinh nghiệm sống động về Thiên Chúa hiện diện trong lịch sử là nền tảng của đức tin của dân Chúa (số 451)


– Giải phóng khỏi cảnh nô lệ (Đnl 6,21)


– Ông Abraham đáp lại tiếng gọi của Thiên Chúa bằng đức tin (Gs 24,3)


– Thiên Chúa nối kết những giao ước kế tiếp với dân Israel.


Kinh thánh không coi thế giới như là một khung cảnh thù nghịch, nhưng như là một quà tặng của Thiên Chúa, như là nơi và dự án mà Thiên Chúa ký thác cho con người điều khiển và làm việc có trách nhiệm “Thiên Chúa thấy rằng đó là điều tốt đẹp” (St 1,4.10.12.18.21.25). Thiên Chúa đặt con người, được dựng nên theo hình ảnh của Ngài, làm đầu mọi loài tạo dựng: đó là điều “rất tốt” (St 1,31).


2/. Tương quan của con người với vũ trụ là một yếu tố cấu thành căn cước con người. Mối tương quan này phát sinh như là hoa trái của một tương quan sâu xa hơn nữa, đó là tương quan giữa con người với Thiên Chúa (số 452).


Chỉ trong sự đối thoại với Thiên Chúa mà con người tìm thấy sự thật về chính mình. Từ cuộc đối thoại này, con người rút ra những hứng khởi và quy tắc để dự phóng tương lai thế giới, một khu vườn mà Thiên Chúa đã trao cho để trồng trọt (St 2,15).


Ngay cả tội lỗi cũng không xóa bỏ sứ mạng ấy tuy dù nó chất nặng đau đớn và khổ nhọc khi làm việc (xc. St 3,17-19).


Công trình sáng tạo luôn là đối tượng chúc tụng trong các kinh nguyện của dân Israel (Tv 104,24). Sự cứu độ được quan niệm như một cuộc tạo dựng mới để phục hồi sự hòa điệu và tiềm năng tăng trưởng mà tội lỗi đã làm hư hỏng: “Ta sẽ dựng nên trời mới và đất mới” (Is 65,17).


3/. Sự cứu rỗi chung tất, mà Thiên Chúa ban cho nhân loại nhờ Con của mình, được thực hiện ở trong thế giới này (số 453).


Một khi đã được thanh luyện, cuối cùng thế giới sẽ trở nên một nơi trong đó “công lý ngự trị” (2Pr 3,13).


Trong cuộc đời công khai, đức Giêsu đã trân trọng những yếu tố của thiên nhiên; Người khuất phục chúng và dùng chúng để phục vụ cho kế hoạch cứu chuộc (Mt 14,22-23; Mc 6,45-52; Ga 6,16-21).


Người môn đệ đức Kitô không làm nô lệ cho vật chất, nhưng biết dùng chúng để tạo ra sự chia sẻ và tình huynh đệ (Lc 16,9-13).


4/. Qua cái chết và sự Phục sinh mang lại ánh quang mới mẻ, Đức Giêsu đã khai trương một thế giới mới, trong đó mọi sự quy phục Người (xc. 1 Cr 15,20-28). (Số 454).


Đức Giêsu tái lập những tương quan của trật tự và hòa điệu mà tội lỗi đã phá hủy. Nơi đức Giêsu đã diễn ra sự hòa giải giữa con người và thế giới với Thiên Chúa. “Phàm ai ở trong đức Kitô thì đã thành một thụ tạo mới: điều cũ đã biến mất, điều mới đã hiện diện” (2Cr 5,17).


Thiên nhiên, vốn đã được dựng nên trong Ngôi Lời, nay được hòa giải với Thiên Chúa và được bình định nhờ chính Ngôi Lời nhập thể (xc. Cl 1,15-20).


5/. Không những nội tâm con người được chữa lành mà kể cả thân xác con người cũng được sức mạnh cứu chuộc của đức Kitô chạm đến (số 455).


Muôn loài thụ tạo được tham gia vào cuộc canh tâm nảy sinh từ cuộc Phục sinh của đức Kitô, mặc dù nó còn rên siết quặn đau (xc. Rm 8,19-23).


“Dù là thế giới, dù là sự sống, dù là sự chết, dù là hiện tại, dù là tương lai; tất cả là của anh chị em, mà anh chị em là của đức Kitô, và đức Kitô là của Thiên Chúa” (Cl 3,22-23).


II. CON NGƯỜI VÀ VẠN VẬT


Đoạn này muốn thiết lập những tiêu chuẩn cho mối tương quan giữa con người với thiên nhiên. Cách riêng, khoa học và kỹ thuật tự nó không phải là nguyên nhân của sự rối loạn của mối tương quan.


1/. Ngày nay, nhờ khoa học và kỹ thuật, con người đã trải rộng quyền bá chủ của mình hầu như trên khắp thiên nhiên, và sẽ không ngừng mở rộng quyền ấy (số 456).


Vì được thông dự vào trí tuệ của Thiên Chúa, con người có lý để nghĩ rằng nhờ trí tuệ mà mình vượt xa vạn vật.


2/. Tự nó, những thành quả của khoa học và kỹ thuật là tích cực (số 457).


Con người không phải là đối thủ của Đấng Tạo hóa. Trái lại, các Kitô hữu thâm tín rằng những cuộc chinh phục của nhân loại là một dấu hiệu của vẻ cao cả của Thiên Chúa và hậu quả của kế hoạch khôn tả của Ngài.


Quyền lực con người càng tăng gia thì lãnh vực trách nhiệm cá nhân và cộng đồng càng mở rộng. Theo kế hoạch của Thiên Chúa, mỗi hoạt động phải tương ứng với một điều thiện hảo đích thực của nhân loại.


Giáo hội không bao giờ chống đối sự tiến bộ kỹ thuật và kinh tế mà con người đã thực hiện nhờ trí thông minh của mình.


3/. Nếu được áp dụng đúng đắn, kỹ thuật có thể trở nên một khí cụ quý giá để giải quyết nhiều vấn đề trầm trọng (số 458).


Cần phải khẳng định quan niệm về việc “áp dụng đúng đắn”, bởi vì chúng ta biết rằng tiềm năng này không phải là trung lập: nó có thể sử dụng vào việc thăng tiến hoặc hạ giá con người.


– Khôn ngoan và quan tâm đến bản chất, các mục tiêu và những hình thức của kỹ thuật ứng dụng (chẳng học khoa sinh học phân tử, khoa di truyền học áp dụng vào nông nghiệp và kỹ nghệ). Khoa học và kỹ thuật phải phục vụ nhân loại: chúng phải lệ thuộc vào những nguyên tắc và giá trị của trật tự luân lý biết tôn trọng phẩm giá con người dưới hết mọi khía cạnh.


4/. Tâm điểm của mọi ứng dụng khoa học kỹ thuật là: thái độ tôn trọng con người và các sinh vật khác.


Cần phải lưu ý đến bản chất của mỗi sinh vật, và những liên hệ hỗ tương trong một hệ thống đã được xếp đặt.


Thật đang lo ngại trước những vụ nghiên cứu sinh học và sự phát triển những chủng loại mới hoặc những hình thức sự sống động vật mà người ta chưa lường được những xáo trộn gây ra cho thiên nhiên.


Những ứng dụng sinh học thiếu thận trọng liên quan đến nguồn gốc sự sống con người là điều không thể chấp nhận được.


Đối với những sự can thiệp vào một lãnh vực sinh thái, cần phải lưu ý đến những hệ quả trong những lãnh vực khác, và nói chung, hệ quả đối với hạnh phúc của các thế hệ tương lai.


5/. Con người không được phép khai thác trái đất bừa bãi, theo ý muốn của mình, không tôn trọng hình thù và mục tiêu của nó mà Chúa đã ấn định (số 461).


Con người cần phát triển thiên nhiên như là người cộng sự của Thiên Chúa, chứ không được phép lấn chỗ của ngài. Nếu không thì thiên nhiên sẽ nổi dậy chống lại sự thống trị tàn bạo của con người.


III. CUỘC KHỦNG HOẢNG TRONG TƯƠNG QUAN GIỮA CON NGƯỜI VỚI MÔI TRƯỜNG


1/. Những vấn đề này bắt nguồn từ chỗ con người ít quan tâm đến những đòi hỏi của luân lý, là điều cần hướng dẫn tất cả mọi hoạt động của mình. Thêm vào đó, con người có tham vọng muốn thống trị vạn vật một cách vô điều kiện (số 461).


Khuynh hướng muốn khai thác bừa bãi các tài nguyên thiên nhiên là kết quả của một tiến trình lịch sử và văn hóa lâu đời. Ngày nay khuynh hướng này dẫn đến chỗ đe dọa môi trường: môi trường bị khai thác như “nguyên liệu” không còn là “căn nhà”[2] sinh sống cho con người nữa. Đôi khi xem ra sự quân bình giữa con người và môi trường đã đạt đến biên cương căng thẳng.


2/. Não trạng vừa nói bị chi phối bởi ý thức hệ duy-khoa-học và duy kỹ thuật[3] (số 462).


– Con người coi thiên nhiên như là một công cụ mà mình có thể vận dụng kỹ thuật để điều khiển tùy ý. Khối năng lượng và nhiên liệu thì vô hạn, cho nên cần phải tận dụng. Có thể khôi phục khối năng lượng và nhiên liệu trong một thời hạn ngắn. Có thể dễ dàng giảm bớt các hiệu quả tiêu cực của sự vận dụng thiên nhiên.


– Đó là một quan điểm hạn hẹp, cắt đứt những mối tương quan với chiều kích siêu việt: người ta xem thế giới như là một bộ máy; sự phát triển nhằm đến tiêu thụ. Nói cách khác, đó là não trạng thiên về “chiếm hữu”, thay vì “phẩm chất”.[4]


– Khoa học và kỹ thuật tự nó không phải là nguyên nhân của sự tục hóa cực đoan, chối bỏ chiều kích thiêng liêng. Khoa học mang lại nhiều kết quả tích cực: nó đặt ra những câu hỏi tìm về ý nghĩa; nó gây ra ý thức cần phải tôn trọng chiều kích siêu việt, tôn trọng nhân vị, cũng như tôn trọng chính thiên nhiên.


3/. Một quan điểm đúng đắn về môi trường, một đàng không cho phép khai thác nó cách bừa bãi, nhưng đàng khác cũng không tôn thiên nhiên lên làm thần linh (số 463).


Đối lại khuynh hướng coi môi trường như là dụng cụ khai thác, là khuynh hướng gán cho môi trường một vai trò tuyệt đối. Đây là chủ trương của những phong trào môi sinh “sùng bái thiên nhiên” hay trái đất, đòi hỏi phải được đối xử ngang hàng và thậm chí còn hơn phẩm giá con người.


Huấn quyền chống lại chủ trương của những phong trào muốn xóa bỏ sự khác biệt về bản tính và giá trị giữa con người với các sinh vật khác. Không thể nào nhìn nhận “phẩm giá” tương đương giữa con người với các sinh vật, đến độ xóa bỏ trách nhiệm lớn hơn về phía con người.


4/. Vì khước từ tương quan với Đấng Tạo hóa, con người muốn xây dựng một thế giới tự trị. Sự xa cách Thiên Chúa cũng làm cho con người xa cách thiên nhiên; con người coi như kẻ xa lạ với khung cảnh môi trường (số 464).


Quan điểm công giáo cho rằng mối tương quan của con người với Thiên Chúa ấn định mối tương quan của con người với đồng loại và với môi trường. Theo văn hóa Kitô giáo, các thụ tạo là quà tặng của Thiên Chúa cho con người. Con người cần biết vun trồng và bảo vệ những quà tặng ấy với lòng tri ân Tạo hóa (xc. linh đạo Biển-đức và Phan-sinh), tạo ra một thứ “họ hàng” giữa con người với vạn vật.


Cần nêu bật mối liên hệ giữa “sinh thái môi trường” (écologie environnementale) và “sinh thái nhân bản” (écologie humaine), như đã nói trong thông điệp Centesimus annus số 38.


5/. Con người có trách nhiệm phải dành một môi trường toàn vẹn và lành mạnh cho tất cả mọi người (số 465)


– Cần phải dung hợp các tài năng khoa học với chiều kích luân lý.


– Loại trừ những yếu tố gây ô nhiễm


– Bảo đảm những điều kiện vệ sinh và sức khỏe cho hết mọi người.


– Kỹ thuật gây ra ô nhiễm thì cũng có thể giảm bớt ô nhiễm


– Sự sản xuất tích lũy cũng có thể được phân chia quân bình


– Nguyên tắc chỉ đạo là: tôn trọng đời sống và phẩm giá con người; những quyền lợi của các thế hệ hiện tại và tương lai.


IV. TRÁCH NHIỆM CHUNG


Trong đoạn cuối cùng, chương Mười bàn về ba đề tài: 1/ Trách nhiệm bảo vệ môi trường. 2/ Công nghệ sinh học. 3/ Chia sẻ tài sản. Đề tài thứ hai phức tạp hơn cả.


A. Môi trường, một tài sản tập thể


1/ Việc bảo vệ môi trường trở thành một thách đố đối với toàn thaae nhân loại (số 466).


– Việc tôn trọng tài sản tập thể, được dành cho hết mọi người, là bổn phận của toàn thể nhân loại.

– Ngăn cản không để cho người ta tự ý sử dụng các loại sinh vật cách thỏa thích, chiếu theo các nhu cầu kinh tế của mình.

– Cần phải để ý đến bản chất của mỗi hữu thể và những tương quan tự nhiên của nó trong một hệ thống có trật tự là vũ trụ.

– Những liên lạc chặt chẽ giữa các hệ thống sinh thái đa dạng: chúng có ảnh hưởng đến môi trường. Do đó cần được đối xử với tinh thần trách nhiệm.

– Các rừng góp phần vào việc duy trì những quân bình tự nhiên, cần thiết cho sự sống. Cần có chính sách trồng rừng.

2/ Trách nhiệm chung đối với môi trường, – là gia sản chung của nhân loại -, nhắm đến các đòi hỏi không những trong hiện tại mà cả trong tương lai (số 467).

Tình liên đới đại đồng là một bổn phận đối với các thế hệ tiền bối và đặc biệt là đối với các thế hệ tương lai. Trách nhiệm này cũng thuộc về các quốc gia và cộng đồng quốc tế.


3/ Trách nhiệm này cần được diễn tả thành những quy tắc pháp lý, ngõ hầu có thể kiểm soát các hoạt động và những hậu quả đối với môi trường (số 468).


Quyền được hưởng một môi trường tự nhiên, lành mạnh và an toàn sẽ là kết quả của một sự hợp tác tiệm tiến, được thúc đẩy do mối quan tâm của dư luận muốn cho việc sử dụng tài nguyên của trái đất dựa theo những đòi hỏi của công ích.


Cần đề ra những chế tài những ai gây ra ô nhiễm. Tuy nhiên, những quy tắc pháp lý không đủ; cần phải gây ra ý thức trách nhiệm và thay đổi não trạng và lối sống.


4/ Nguyên tắc “phòng ngừa” (precaution) không phải là một quy tắc mang ra áp dụng, nhưng là một sự định hướng để ứng xử trong những hoàn cảnh do dự (số 469).


Cần cân nhắc giữa những rủi ro và những lợi lộc có thể xảy ra trong tất cả mọi sự lựa chọn.


5/ Mọi hoạt động kinh tế sử dụng các tài nguyên thiên nhiên cũng cần phải quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, và dự đoán những giá phải trả (số 470).


Cần tôn trọng sự toàn vẹn và những nhịp điệu của thiên nhiên, bởi vì các tài nguyên thiên nhiên thì hữu hạn, và một vài loại không thể phục hồi.


Dung hòa những đòi hỏi phát triển kinh tế với những đòi hỏi bảo vệ môi trường.


Cần phải suy xét những tương quan giữa hoạt động của con người với sự thay đổi khí hậu, trên bình diện khoa học, chính trị, pháp lý, quốc gia và quốc tế.


Phát huy tinh thần trách nhiệm nơi những người tiêu thụ và những nhân viên hoạt động kỹ nghệ.


Một nền kinh tế biết tôn trọng môi sinh sẽ không chỉ nhắm theo đuổi lợi nhuận tối đa. Những cơ chế của thị trường không đủ để bảo vệ hay phát triển môi trường.


Chú ý cách riêng đến những nguồn năng lượng, bởi vì chúng không thể được tái tạo. Khám phá những nguồn năng lượng mới.


6/ Cần bảo vệ quyền lợi của các dân bản địa (số 471)


Mối tương quan của các dân này đối với đất đai là một yếu tố nền tảng diễn tả căn tính của họ.


Đất đai của họ bị đe dọa bởi những ích lợi canh nông và kỹ nghệ.


Kinh nghiệm của những dân tộc này là một sự phong phú không thể thay thế, đang bị de dọa sẽ mất cũng như môi trường đã phát sinh ra sự phong phú ấy.


B. Sử dụng công nghệ sinh học


1/ Những khả năng mới do các kỹ thuật sinh học và sinh học di truyền hiện hành mang lại nhiều hy vọng và phấn khởi, nhưng cũng gây ra những báo động và chống đối (số 472).


Những vấn đề được đặt ra do việc sử dụng các hình thức mới của khoa công nghệ sinh học, xét dưới khía cạnh luân lý: hậu quả đối với sức khỏe con người; ảnh hưởng đối với môi trường và đối với kinh tế. Vì thế mà nhiều cuộc tranh cãi đã nổi lên giữa các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các nhà chính trị và luật học, các nhà sản xuất và tiêu thụ.


2/ Thiên nhiên không phải là một thực tại thần linh mà con người không được đụng đến. Nó là một quà tặng của Đấng Tạo hóa cho cộng đồng nhân loại, được ký thác cho trí tuệ và trách nhiệm luân lý của con người (số 473).

     

a) Vì thế không phải là trái với luân lý khi can thiệp sửa đổi vài đặc trưng của các sinh vật,

     

– miễn là tôn trọng trật tự, vẻ đẹp và sự hữu ích của các sinh vật,

     

– và tôn trọng chức năng của chúng trong hệ thống sinh thái.

     

b) Sự can thiệp của con người trở thành đáng trách khi hành động cách nhẹ dạ và vô trách nhiệm, không để ý đến những hậu quả dài hạn.

     

c) Tuy nhiên vấn đề luân lý không chỉ dừng lại ở chỗ được phép dùng các kỹ thuật sinh học và sinh học di truyền, nhưng còn phải lượng định về ích lợi thực sự của nó, và những hậu quả của nó có thể mang lại rủi ro.

     

3/ Những công nghệ sinh học hiện đại cần được đánh giá theo những tiêu chuẩn luân lý, nhất là phải xét đến các tiêu chuẩn của công lý và liên đới (số 474).

     

Những kỹ thuật mới không giải quyết được các vấn đề cấp bách như nghèo đói và kém phát triển.

     

4/ Tinh thần liên đới khuyến khích trao đổi các kiến thức khoa học và kỹ thuật với các dân tộc ở vào thế bất lợi (số 475).

     

Giao dịch thương mại công bình, tránh những cưỡng bách bất công.

     

Cổ động các dân tộc yếu kém hãy vươn lên đến sự trưởng thành trong lãnh vực khoa học và kỹ thuật.

     

5/ Tình liên đới cũng đòi hỏi nhắc nhở trách nhiệm của các nước trên đường phát triển (số 476).

     

– Trách nhiệm chính trị: cổ động một chính sách kinh tế thuận lợi.

     

– Trao đổi kỹ thuật nhằm cải tiến những điều kiện về thực phẩm và y tế.

     

– Đầu tư vào việc khảo cứu. Tạo ra những cơ quan quốc gia nhằm bảo vệ công ích bằng cách xử lý các việc rủi ro một cách cẩn thận.

     

6/ Các khoa học gia và kỹ thuật gia đang hoạt động trong lãnh vực công nghệ sinh học đừng nên quên rằng những hoạt động của họ liên quan đến những chất liệu thuộc về nhân loại như là một gia sản được dành cho các thế hệ tương lai (số 477).

     

Đối với các tín hữu, đó là một món quà được Thiên Chúa trao tặng, và ủy thác cho trí tuệ và tự do của con người, vì thế cần hành động theo một lương tâm trong sáng và lương thiện.

     

7/ Việc nghiên cứu, sản xuất và buôn bán những sản phẩm phát sinh từ những công nghệ sinh học phải lưu tâm không những đến lợi nhuận chính đáng mà còn đến công ích nữa (số 478). Họ hãy hướng những sự phát triển này sang các mục tiêu nhằm bài trừ nạn đói, bệnh tật và bảo vệ hệ sinh thái là gia sản chung của mọi người.

     

8/ Các nhà chính trị, các cơ quan hành chánh đừng để cho những quyết định của mình chịu áp lực của những quyền lợi phe phái. Họ cần thông tin cho dư luận và ra những quyết định nhằm tới công ích (số 479).

     

9/ Những nhân viên trong ngành truyền thông cũng có nghĩa vụ quan trọng. Họ cần hành động cách khôn ngoan và khách quan (số 480). Họ cần phải trách những thông tin nông cạn, buông theo những bồng bột dễ dàng hoặc những hốt hoảng vô cớ.

     

C. Môi trường và việc chia sẻ của cải

     

1/ Tuyệt đối cần ngăn cản sự bất công khi chiếm đoạt các nguyên liệu. Các của cải trái đất được Thiên Chúa dựng nên để cho mọi người sử dụng cách khôn ngoan: chia sẻ theo công lý và hòa bình (số 481).

     

Cần có sự hợp tác quốc tế trong việc phối hợp tốt hơn việc sử dụng những tài nguyên của trái đất.

     

2/ Cuộc khủng hoảng môi trường hiện tại ảnh hưởng cách riêng đến các người nghèo (số 482).

     

Họ sống trên những vùng đất bị xói mòn và trở thành sa mạc. Người dân bị lôi cuống vào những cuộc chiến tranh, và vị cưỡng bách phải di cư. Họ thiếu những phương tiện kinh tế và kỹ thuật để đề phòng thiên tai.

     

Họ chịu thiệt thòi vì những định luật thương mại quốc tế không công bằng: thiếu vốn đầu tư; nợ công. Trong hoàn cảnh ấy, nạn đói và cảnh nghèo cực ra như bắt buộc phải khai thác môi trường đến kiệt quệ.

     

3/ “Để được chính đáng, sự phát triển phải có tính cách toàn diện, nghĩa là nhắm đến điều tốt chân chính của mỗi người và của toàn thể con người” (Gioan Phaolô II, 18/3/1994).

     

Ở Bắc bán cầu, người ta chứng kiến sự suy giảm tỷ lệ sinh sảng, khiến cho dân số già nua. Ở mạn Nam thì ngược lại. Sự gia tăng dân số có thể dung hợp với một sự phát triển toàn diện và liên đới (số 483).

     

4/ Nguyên tắc về “các tài sản nhằm phục vụ cho tất cả mọi người” cũng được áp dụng cho nước (số 484).

     

Nước là một yếu tố cần thiết để sống còn, vì thế là một quyền lợi dành cho hết mọi người.

     

5/ Do bản chất của nó, nước không thể được đối xử như một món hàng hóa giống như bao thứ khác. Việc sử dụng nước phải hợp lý và liên đới (số 485).

     

Quyền có nước là một quyền lợi phổ quát và bất khả nhượng.

     

D. Những lối sống mới

     

1/ Các vấn đề quan trọng về môi sinh đòi hỏi một sự thay đổi não trạng để chấp nhận một lối sống mới (số 486).

     

– Những tiêu chuẩn quyết định việc lựa chọn sự tiêu thụ và tiết kiệm: đi tìm điều thật, điều tốt, sự hiệp thông giữa con người để cùng nhau thăng tiến.

     

– Những lối sống mới, về cá nhân cũng như cộng đồng, được thúc đẩy do đức thanh đạm, điều độ, khắc kỷ.

     

– Khuyến khích những hình thức mới trong việc sản xuất nông nghiệp và kỹ nghệ, biết tôn trọng trật tự của các thụ tạo, và làm thỏa mãn những nhu cầu sơ đẳng của mọi người.

     

– Quan trọng hơn hết là ý thức về sự lệ thuộc lẫn nhau của toàn thể nhân loại, từ đó nảy ra tình liên đới đích thực mang tầm hoàn vũ.

     

2/ Thế giới này hướng về mầu nhiệm Thiên Chúa là Đấng đã tạo thành và nâng đỡ nó (số 487).Từ đó con người cần mang tâm tình biết ơn.

     

Khi loại bỏ tương quan với Thiên Chúa, thì thiên nhiên nghèo nàn ý nghĩa của nó. Trái lại, nếu biết khám phá mối tương quan ấy thì sẽ nhận thấy ý nghĩa biểu tượng, mở ra đến mầu nhiệm. Con người sẽ nhận thấy thế giới như là dấu vết của Thiên Chúa, nơi mà ngài biểu lộ quyền năng tạo dựng, quan phòng và cứu chuộc.



***

 

MỤC 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ THẦN HỌC

 

 Nhập đề

Như đã nói trong lần trước, ba chương cuối cùng của sách TLHT bàn về đời sống quốc tế.

     

A. Sự tiến triển về nội dung

     

Chúng ta nhận thấy việc nghiên cứu cộng đồng xã hội dần dần được mở rộng tầm mức: từ gia đình, ra đến xã hội ở cấp quốc gia (với những vấn đề tư bản, lao động, xã hội dân sự, nhà nước), rồi hướng đến thế giới (cộng đồng quốc tế). So với chương vừa rồi, ta thấy có sự khác biệt (tương tự như là giữa “nhà nước” và “xã hội dân sự” trước đây): chương 9 nói đến cộng đồng quốc tế theo nghĩa pháp lý, với các tổ chức, các thể chế giữa các quốc gia; chương 10 bàn đến cộng đồng nhân loại, trong đó, ngoài các quốc gia, các tổ chức, còn có các công ty quốc tế, các nhà khoa học, các nhà kỹ thuật. Hơn thế nữa, chương này nói đến tương quan giữa con người với thế giới, gồm cả các động vật và thực vật.

     

Dưới một khía cạnh khác, chúng ta cũng có thể nói đến một sự tiến triển về các thế hệ nhân quyền: từ các quyền tự do cá nhân (tương quan giữa cá nhân và xã hội), sang các quyền chính trị kinh tế (sự tham dự vào đời sống xã hội); với chương vừa rồi, chúng ta bước sang quyền của các dân tộc (quyền tự trị, quyền bảo vệ căn tính), và lần này chúng ta đến quyền của nhân loại (bảo vệ môi sinh, cần thiết cho sự sống cho toàn thể nhân loại, thuộc thế hệ hiện tại cũng như các thế hệ tương lai). Cách riêng, chương Mười đề cập đến “quyền được hưởng môi trường lành mạnh và an toàn” (số 468), cũng như chương trước đã đề cập đến “quyền được phát triển” (số 446).

     

Xét về lịch sử Giáo huấn xã hội, chúng ta cũng nhận thấy nhiều sự tiến triển. Những thông điệp của đức Lêô XIII vào cuối thế kỷ XIX chú ý đến tư sản và lao động (trong một quốc gia); sang thế kỷ XX, các giáo hoàng bàn thêm những vấn đề quốc gia và dân tộc, rồi đến hòa bình trên thế giới và sự phát triển các dân tộc. Các sự can thiệp vào vấn đề môi sinh thì muộn hơn, nói được là sau công đồng Vaticanô II.

     

Tuy xem ra ngắn ngủi, nhưng chương Mười đụng đến những vấn đề phức tạp, không chỉ liên quan đến “xã hội loài người” nhưng còn liên quan đến tôn giáo và đức tin. Chúng ta có thể nêu lên hai vấn đề chính như sau:

     

1/ Khoa học và kỹ thuật có buộc phải tuân theo một quy tắc luân lý nào không? Câu trả lời của GHXH là: CÓ! Câu trả lời này cũng giống như trong các lãnh vực kinh tế, chính trị (quốc nội hay quốc tế) mà chúng ta đã làm quen trong những chương trước. Giáo hội lên tiếng để can thiệp vào những vấn đề mang tính cách luân lý. Nói cho cùng, luân lý không phải là những quy tắc cứng nhắc, nhưng là những suy từ lý trí về cái gì là “đúng”, là “hợp lý” trong cách cư xử.

     

2/ Phải chăng Kitô giáo là nguyên nhân của sự tàn phá môi sinh? Đây là lời tố cáo của các Đảng Xanh (Green party) cũng như của vài nhóm Phật giáo. Theo họ, đầu mối của sự tàn phá môi sinh là lời truyền của Kinh thánh: “hãy thống trị trái đất”.

     

Câu trả lời là: Kinh thánh chỉ cho phép làm chủ trái đất, chứ không được hủy hoại. Con người không phải là “chủ tể” mà chỉ là “quản lý” của trái đất mà thôi.

     

Thực ra, khi đọc lại lịch sử các tôn giáo ta thấy vấn đề này còn phức tạp hơn nhiều. Vì thế chúng ta sẽ để dành đoạn 1 (nền tảng Kinh thánh) cho phần cuối cùng, để đọc lại tư tưởng của Kinh thánh về sự tạo dựng vũ trụ, một đặc trưng của niềm tin Kitô giáo khác biệt với các tôn giáo thiên nhiên, và chúng ta cũng thêm về công cuộc “tái tạo dựng” mà đức Kitô mang lại cho nhân loại.

     

B. Các từ ngữ

     

Trước khi vào vấn đề, nên lưu ý về vài từ ngữ khó chuyển dịch từ ngôn ngữ châu Âu sang tiếng Việt: nature, création, monde.

     

1/ Nature (Anh, Pháp): thiên nhiên, tự nhiên, bản nhiên, bản tính, bản chất

Trong nguyên gốc Latinh, natura nói đến cái-gì-được-sinh-ra (động từ nasci, natus), do bẩm sinh. Đối với người tin vào Thiên Chúa, thì họ liên tưởng đến nguồn gốc “thiên phú” (của Trời cho); đối với người không tin, thì họ nghĩ đến bản chất nội tại của sự vật (thí dụ: nước chảy xuôi). Ngoài ra, đôi khi natura cũng có nghĩa là “thiên nhiên” (tự nhiên), đối lại với cái gì nhân tạo (giả tạo), thí dụ cái đẹp tự nhiên và cái đẹp của son phấn! Theo hướng này, vài nhà nhân học đối chọi giữa “nature” (thiên nhiên, hoang dã) với “culture” (văn hóa, có sự can thiệp của bàn tay con người).

      

Vì thế, khi nói đến loi naturelle[5], mỗi người nghĩ trong đầu một ý tưởng khác nhau:

     

– có người nghĩ là luật mà Trời đã ấn định (luật thiên nhiên, luật tự nhiên), thí dụ: ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão..

     

– có người nghĩ là luật nằm trong bản chất của sự vật (thí dụ hai người nam nữ kết hôn vì yêu nhau và để sinh con đẻ cái).

     

– có người nghĩ là luật mà ta có thể thiết lập sau khi đã quan sát và thí nghiệm nhiều lần (đun nước đến 100 độ thì sôi), chẳng hạn các định luật “tự nhiên” trong vật lý học.

     

Do những ý nghĩa hàm hồ của tiếng nature (thiên nhiên, tự nhiên) cho nên đã nảy ra nhiều cuộc tranh luận bất tận: khoa học (và kỹ thuật) phải tôn trọng “luật tự nhiên”, hay có thể làm thay đổi? Thế nào là luật tự nhiên (hay luật thiên nhiên)?

     

2/ Création (Anh, Pháp): Tạo dựng (động từ créer / to create), có thể hiểu về sự tạo dựng (hành vi), hoặc về toàn bộ công trình tạo dựng, loài thụ tạo (kết quả của sự tạo dựng).

     

Sự tạo dựng giả thiết niềm tin vào Đấng Tạo hóa dựng nên vũ trụ (nghĩa là vũ trụ không tự hữu). Tuy nhiên không phải mọi người nếu chấp nhận như vậy: đừng kể những người vô thần, nhiều triết gia hoặc tôn giáo cổ đại cho rằng vũ trụ này hiện hữu từ muôn thuở.

     

Kể cả những tôn giáo hay triết học chấp nhận Đấng Tạo hóa, thì cũng có nhiều quan điểm khác biệt: có người cho rằng Đấng Tạo hóa đã dùng một chất liệu có sẵn để làm nên vũ trụ (tựa như bác thợ mộc làm bàn ghế từ tấm gỗ); có người cho rằng Đấng Tạo hóa dựng nên vũ trụ “từ hư vô” (ex nihilo). Có học thuyết cho rằng sau khi đã thiết kế và hoàn tất công trình tạo dựng, thì ngài nghĩ ngơi (deus otiosus), để cho “máy tự động chạy”, hoặc cùng lắm nhờ một người khác trông coi giùm. Đạo lý Công giáo dạy rằng Thiên Chúa tiếp tục quan phòng, điều khiển vũ trụ.

     

3/ Monde (Pháp) / World (tiếng Anh)[6]: trần thế, thế gian, thế giới.

     

Đây là một danh từ với nhiều ý nghĩa (hàm hồ) trong đời sống hằng ngày cũng như trong từ ngữ thần học và tu đức.

           

a) Trong ngôn ngữ hằng ngày, “thế giới” có thể hiểu về:

     

– không gian: “thế giới” bao gồm cả vũ trụ (trái đất và các hành tinh), hay chỉ giới hạn vào trái đất, hoặc chỉ là loài người: “thế vận hội” chỉ là cuộc chơi của loài người, chứ không bao gồm các sinh vật khác hoặc các hành tinh khác.

     

– thời gian: thế giới được hiểu về thời đại (thí dụ: thế giới mai sau, thế giới bên kia, thế giới vĩnh hằng).

           

b) Trong triết học

     

Nhiều vấn đề được đặt lên liên quan đến thế giới

     

– vũ trụ quan: nguồn gốc và cứu cánh của thế giới (tạo dựng, tiến hóa?)

     

– nhân sinh quan: giới hạn “thế giới” vào những vấn đề của nhân loại (cải thiện thế giới, canh tân thế giới, toàn cầu hóa); thế giới văn minh, thế giới chậm tiến, thế giới thứ ba; thế giới Hồi giáo …

           

c) Trong Kinh thánh

     

Trong Kinh thánh, “thế giới” (thế gian, trần gian) có thể hiểu theo ít là bốn nghĩa, thậm chí ngay trong một tác giả (thánh Gioan tông đồ).

     

– (i) Thế giới: trời và đất; tất cả những gì do Thiên Chúa làm ra (Ga 1,3)

     

– (ii) Thế giới: nhân loại. “Thiên Chúa đã quá yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một cho thế gian (Ga 3,15). Đức Kitô là “ánh sáng của thế gian”.

     

– (iii) Thế gian: lực lượng chống đối Đức Kitô (Ga 1,10-11; 8,21.23.34.44). Thế gian ghét Chúa và ghét các môn đệ của Người (Thủ lãnh thế gian là Satan: Ga 12,31; 14,30; 16,31). Vì thế không có lý do gì mà các tín hữu lại yêu thế gian! “Các con đừng mê thế gian và những gì thuộc về thế gian. Ai yêu thế gian thì tình yêu Chúa thì nơi kẻ ấy không có lòng mến Chúa Cha” (1 Ga 2,15)

     

– (iv) Thế gian cần được cứu chuộc. Đức Kitô là Đấng cứu độ trần gian (Ga 1,29). Người đã sai các môn đệ đi vào trần gian (Ga 17,11.14-18). Họ không thuộc về trần gian, nhưng họ sống trong trần gian.

     

Trong quá khứ, đôi khi người ta nhấn mạnh đến nghĩa thứ ba, cách riêng nơi các đan sĩ: họ “từ bỏ thế gian”, lên rừng để tu hành! Ngày nay, vai trò của các tín hữu, cách riêng là các giáo dân, là phải trở nên muối cho đời: họ sống giữa trần gian để thánh hóa trần gian.

     

Khi bàn về môi sinh, “thế giới” được hiểu về “trái đất”, chứ không phải là toàn thể vũ trụ (mặt trời, mặt trăng). Đôi khi “thế giới” cũng được hiểu theo nghĩa nhân sinh, nghĩa là nhân loại. Đó cũng là ý nghĩa của tựa đề hiến chế Gaudium et spes (Hội thánh trong thế giới ngày nay).

     

Một cách tương tự, trong chương Mười, sách TLHT đôi khi dùng những từ “creation” hoặc “universe” theo nghĩa là “nhân loại” (thế giới loài người, trái đất) chứ không ám chỉ toàn thể vũ trụ bao la bát ngát!

     

Chúng ta sẽ tìm hiểu ba điểm: 1/ Lịch sử vấn đề môi trường và sự can thiệp của Giáo hội. 2/ Những vấn đề luân lý. 3/ Những vấn đề tín lý.

 

I. LỊCH SỬ

     

A. Lịch sử vấn đề

     

Vấn đề môi trường[7] mới được nêu lên từ hậu bán thế kỷ XX, nghĩa là khá muộn so với các cuộc tranh đấu cho công lý, nhân quyền.

     

Dĩ nhiên, trong các cuộc tranh đấu giành độc lập, các phong trào cách mạng đã nêu lên vấn đề tài nguyên quốc gia đã bị nước thực dân khai thác. Nhưng đó chỉ xét trong tương quan giữa hai nước mà thôi: một bên thì bóc lột, một bên thì bị bóc lột; làm sao giải quyết tình trạng một cách công bằng. Mối quan tâm về sự kiệt quệ tài nguyên của trái đất, sự ô nhiễm không khí … mới trở thành nghiêm trọng từ thập niên 70, đánh dấu với cuộc khủng hoảng dầu hỏa ở vùng Cận đông.

     

Chỉ trong một thời gian ngắn, các tiếng chuông báo động trở thành dồn dập. Nào là tăng nhiệt độ trái đất, sa mạc bành trướng, và rồi đến lượt thiếu nước là nguồn sống quan trọng hơn nữa.

     

Nhiều phong trào bảo vệ môi trường đã ra đời, chống lại các cường quốc kinh tế cũng như các công ty tư bản đa quốc gia. Dưới áp lực của họ, Liên hợp quốc phải tổ chức nhiều hội nghị quốc tế, tuy dù kết quả không đi tới đâu: Rio de Janeiro (1992), Kyoto (1997), Johannesburg (2002), Copenhague (2009), Caucún (2010), Durban. Dù sao, các chính phủ cũng bắt đầu nhận ra vấn đề, và đặt ra những cơ quan (cấp Bộ) để lo việc bảo vệ môi trường.

     

Cuộc tranh đấu này cũng liên hệ đến Kitô giáo. Trước đây, người ta trách Kitô giáo là đã làm cản trở tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bây giờ Kitô giáo bị tố cáo là nguyên nhân tàn phá môi trường do lời Kinh thánh: “hãy làm chủ vũ trụ” (St 1,26-30), đang khi các tôn giáo khác (thí dụ Phật giáo) khuyến khích tôn trọng mọi sinh vật[8].

     

Thật ra, việc bảo vệ môi trường đặt ra nhiều vấn đề nan giải, ngay từ trên nguyên tắc.

     

– Phải chăng bảo vệ môi trường có nghĩa là cấm không được khai thác thiên nhiên? Nhưng con người đã khai thác thiên nhiên từ lâu rồi. Đó là nguồn gốc của văn hóa loài người, khác với loài động vật, tiếp tục “ăn lông ở lỗ”! Mặt khác, các dân tộc sơ khai cũng phá hủy môi trường không ít khi họ chặt cây đốt rừng! Câu trả lời hợp lý không phải là không được khai thác thiên nhiên, nhưng là “một cách chừng mực”.

     

– Phải chăng đứng trước sự kiệt quệ nhiên liệu hiện nay cũng như để tránh sự ô nhiễm môi trường, chúng ta phải từ bỏ các tiện nghi của kỹ thuật (chẳng hạn: xe hơi, đèn điện) để trở về với nếp sống đạm bạc thời xưa? Đã có người nghĩ như vậy, nhưng có lẽ chỉ là một thứ hobby của những người giàu, muốn về thôn quê nghỉ ngơi sau một tuần lễ căng thẳng ở các văn phòng; đa số dân nghèo vẫn “trông lên” mong được hưởng những tiện nghi kỹ thuật để cho cuộc sống đỡ vất vả. Làm thế nào dung hòa giữa nhu cầu phát triển với nếp sống tham đạm giản dị “như thời xưa”?

     

– Một vấn nạn khác nữa liên quan đến sự “phát triển”. Trong chương trước, chúng ta đã được nghe nói đến nguyên tắc “phát triển toàn diện”: phát triển dành cho tất cả mọi người và phát triển toàn diện con người (số 373). Nguyên tắc này được lặp lại ở chương này (số 483). Thế nhưng, trên thực tế, người ta thường chỉ hiểu về sự phát triển kinh tế (tài sản vật chất). Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự sản xuất đòi hỏi sự tiêu thụ: cần phải khuyến khích tiêu thụ thì bộ máy sản xuất mới có thể tiếp tục hoạt động. Hệ quả đưa đến não trạng tiêu thụ (consumerism) với những hệ luận luân lý không nhỏ, tựa như: chạy theo thời trang, ưa thích chiếm hữu và phô trương hào nhoáng (to have) hơn là chú trọng đến thực chất (to be).[9] Phải chăng chúng ta cần phải lật ngược tình thế: cần cổ võ nếp sống thanh đạm, cần kiệm? Nhưng nói như vậy chẳng phải là tuyên bố đóng cửa các công ty sản xuất sao?

     

Những vấn nạn này cho ta thấy rằng cần phải giữ sự quân bình, tránh những chủ trương cực đoan, thái quá hoặc bất cập.

     

B. Những lần can thiệp của GHXH

     

Vấn đề môi trường không được đề cập trong một văn kiện riêng rẽ, nhưng được bàn trong những văn kiện chung của giáo huấn xã hội, chẳng hạn như:

     

1/ Trong các thông điệp GHXH

           

ĐGH Phaolô VI, Thông điệp Populorum progressio (1967), số 22-24; 69.

           

– Tông thư Octogesima adveniens (1971), số 21.

           

ĐGH Gioan Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo rei socialis (1988), số 25-26; 39.

           

– Thông điệp Centesimus annus (1991), số 37-38.

           

– Tông thư Ecclesia in America (1999), số 25.

           

ĐGH Bênêdictô XVI, Thông điệp Caritas in veritate (2009), số 48; 50.51.61.

     

2/ Bên cạnh đó, còn có những lần lên tiếng tuy không trang trọng như các thông điệp, nhưng cũng đáng chú ý.

     

a) Sứ điệp ngày hòa bình thế giới

           

– “Hòa bình với Đấng Tạo hóa, hòa bình với mọi loài thọ tạo” (năm 1990)

           

– “Nếu muốn vun trồng hòa bình, hãy giữ gìn trái đất” (năm 2009)

     

b) Phát biểu của Tòa thánh tại các Hội nghị quốc tế về môi trường

           

– Diễn văn của ĐTC Gioan Phaolô II tại Trung tâm LHQ về môi trường, Nairobi (18/8/1985).

          

– Diễn văn của ĐTC Gioan Phaolô II cho Hàn lâm viện Khoa học của Tòa thánh (12/3/1999)

           

– Pontifical Council for Justice and Peace, From Stockholm to Johannesburg. An Historical Overview of the Concern of the Holy See for the Environment 1972-2002, (Vatican City 2002).

     

c) Văn kiện Tòa thánh về một vài đề tài liên quan đến môi trường

     

Pontifical Council for Justice and Peace, Water, an Essential Element for Life. A Contribution of the Delegation of the Holy See on the occasion of the 3rd World Water Forum, (Kyoto March 22, 2003)

     

Sau cùng, cũng nên thêm sách GLCG số 299-301; 307; 339-341; 344: 2415-2418

 

II. NHỮNG VẤN ĐỀ LUÂN LÝ

 

Trong chương X, chúng ta thấy có nhiều vấn đề luân lý được đặt ra, dưới nhiều lãnh vực khác nhau, đi từ những nguyên tắc tổng quát đến vài trường hợp cụ thể. Dĩ nhiên, có những điều đã được bàn trong các chương trước và nay được lặp lại trong một bối cảnh mới.[10] Tuy đặt tên là “luân lý” (để phân biệt với các đề tài “tín lý” sẽ nói sau), nhưng các đề tài này giả thiết một đạo lý lành mạnh về những tương quan giữa con người với Thiên Chúa và với vạn vật.

     

A. Tương quan giữa con người với thiên nhiên

     

Việc giải quyết các vấn đề môi sinh cần được đặt trên một quan điểm đúng đắn về tương quan giữa con người với vũ trụ. Phải thú nhận rằng đây là đạo lý mạc khải của Kinh thánh chứ không phải là chân lý do lý trí khám phá ra, được sách TLHT tóm lại ở các số 456; 461-465.

     

1/ Nguyên tắc căn bản (số 456). Có thể được phát biểu qua 3 mệnh đề như sau:

           

a) Thiên nhiên được ban để phục vụ con người. Thiên nhiên là một món quà cho con người. Thiên nhiên không phải là thần linh (như quan điểm của vài tôn giáo), nhưng là thụ tạo mà Thiên Chúa đã dựng nên để phục vụ con người.

           

b) Con người không được lạm dụng thiên nhiên, nhưng hãy sử dụng nó cách điều độ.[11]

           

c) Nếu duy trì mối tương quan tốt đẹp ấy, thiên nhiên được thăng tiến và đạt đến mục tiêu tối hậu của nó.

     

Sự phân biệt giữa “sử dụng” (usus, use) và “lạm dụng” (abusus, abuse) đã có từ cổ luật Rôma. Quyền sử dụng đồ vật sở hữu là điều hợp pháp, nhưng lạm dụng (dùng không đúng thời, đúng mức) là điều trái luật. Trước đây nguyên tắc áp dụng vào tài sản vật chất (của một cá nhân), bây giờ nguyên tắc mở rộng đến tất cả tài sản của thiên nhiên. Dưới phương diện luân lý, sự lạm dụng không chỉ được hiểu về sự khai thác vô độ, nhưng còn được hiểu về việc sử dụng không phù hợp với ý định của Thiên Chúa. Thiên nhiên được Thiên Chúa dựng nên cho con người hưởng dụng: con người cần phải nhận ra hồng ân của Thiên Chúa khi sử dụng thiên nhiên; vì thế nếu con người sử dụng thiên nhiên mà không màng đến Thiên Chúa thì đã “lạm dụng” nó.

     

2/ Thiên nhiên với Thiên Chúa

     

Khi mối tương quan với Thiên Chúa bị mất, thì mối tương quan giữa con người với thiên nhiên cũng bị lệch lạc (TLHT số 463), dẫn tới hai thái cực:

    

– đôi khi con người tự coi mình làm chủ tể, khai thác thiên nhiên bừa bãi;

     

– đôi khi con người tôn thiên nhiên lên làm chủ tể, không nhận ra vị trí ưu việt của mình giữa các thụ tạo. Huấn quyền không chấp nhận hai quan điểm “ecocentrism” và “biocentrism” của vài phong trào bảo vệ môi sinh: họ chủ trương bảo vệ “sinh quyển” (biosphere) chứ không quan tâm đến con người (loài người có thể bị tiêu diệt, nhưng điều quan trọng là bảo vệ trái đất và các sinh vật).

     

Vì thế cần một cái nhìn quân bình giữa các mối tương quan: giữa con người với Thiên Chúa, giữa con người với vạn vật. Vạn vật không phải chỉ là những “công cụ” nhưng là “món quà” do Chúa ban, cần được đối xử thân tình.

     

3/ Thiên nhiên với nhân loại

     

Bàn về luân lý môi sinh, chúng ta không được bỏ qua những nguyên tắc đã được nói trước đây về tình liên đới trong gia đình nhân loại. Trong vấn đề này, TLHT số 464 đã trưng dẫn thông điệp Centesimus annus (số 38) liên kết “môi trường thiên nhiên” (écologie environnementale) với “môi trường nhân sinh” (écologie humaine) Cụm từ “écologie de l’homme” tái xuất hiện trong thông điệp Caritas in veritate số 51, và Sứ điệp ngày Hòa bình Thế giới 2010 (“Nếu muốn vun trồng hòa bình, hãy giữ gìn trái đất”). Việc thiếu tôn trọng môi trường bắt nguồn từ việc thiếu tôn trọng con người.

     

Thực vậy, đàng sau các vấn đề môi sinh là những vấn đề của con người: làm thế nào tạo ra một môi trường “dễ thở” cho con người? Khi nói đến “con người”, chúng ta hiểu đến toàn thể gia đình nhân loại, không những bao gồm các dân tộc hiện nay ở khắp năm châu, nhưng cũng nghĩ đến các thế hệ trong tương lai nữa (TLHT số 467).

     

Vì thế vấn đề bảo vệ môi trường cần phải được thúc đẩy bởi việc tôn trọng con người, tôn trọng mạng sống con người. Việc hạn chế sinh sản không thể coi như một giải pháp cho chính sách bảo vệ môi trường (TLHT số 483)

     

B. Khoa học kỹ thuật và việc tôn trọng môi trường

     

Câu chuyện này trở nên phức tạp hơn. Giáo hội không chỉ “phán dạy” cách đơn phương, nhưng cần sự nghiên cứu của các nhà chuyên môn.

     

1/ Cần phải tránh hai thái cực (số 480)

     

– Lạc quan thái quá: không muốn nhận ra những nguy cơ về sinh thái

     

– Bi quan thái quá: báo động sai lạc về những đe dọa kỹ thuật.[12]

     

2/ Không thể đổ trách nhiệm hủy hoại môi trường cho khoa học và kỹ thuật.

Khoa học và kỹ thuật đã góp phần trong việc thăng tiến con người. Khoa học và kỹ thuật có khả năng để sửa chữa những lệch lạc. Điều cần thiết là tinh thần phục vụ ích chung của nhân loại, và cố gắng khám phá những định luật vận hành của vạn vật, dựa theo bản tính của chúng (số 458-459).

     

Dựa vào đó, các cơ quan có thẩm quyền cần ban hành những luật pháp cần thiết cho việc bảo vệ môi trường (số 468-469)

     

C. Vài vấn đề cụ thể

     

Ngoài những nguyên tắc liên hệ trực tiếp đến môi trường, sách TLHT cũng xếp vài vấn đề khác trong chương Mười.

     

1/ Kỹ thuật sinh học (số 472-480).

     

Một vấn đề còn đang tranh cãi tại các cơ quan lập pháp, y học, nông nghiệp liên quan đến việc sử dụng GMO (Genetically Modified Organism) / OGM (Organisme génétiquement modifié): sinh vật biến đổi gen.

     

Tòa Thánh đã cho xuất bản kết quả của hai cuộc nghiên cứu:

     

– Pontificia Accademia per la Vita, “Biotecnologie animali e vegetali nuove frontiere e nuove responsabilità” (Libreria Editrice Vaticana 1999).

     

– Pontificia Accademia delle Scienze, “Studio-Documento della sull’uso delle piante geneticamente modificate per combattere la fame nel mondo” (Città del Vaticano, 2004).

     

2/ Mua đất để sản xuất kỹ nghệ (TLHT số 482)

     

Nhiều nước giàu (Hoa Kỳ, Trung quốc, Aán độ, Hàn quốc, cũng như Arab Saud, Qatar vv) mua đất bên châu Phi, châu Mỹ Latinh, để trồng trọt hoặc chiếm nhiên liệu. Các dân bản xứ buộc phải rời bỏ “môi trường” của mình, và tuốn về các đô thị, sống trong các khu ổ chuột.

     

Nhiều vùng đất rộng bao la bị kỹ nghệ hóa, và chỉ trồng một loại sản phẩm, làm mất đi sự đa dạng sinh thái.

     

3/ Thiếu nước do nạn hạn hán, bành trướng sa mạc. Hơn thế nữa, còn nạn nước bị ô nhiễm không thể sử dụng được. Từ đó gây ra nhiều bệnh tật (TLHT số 484-485).

     

Việc giải quyết những vấn đề này không chỉ đòi hỏi các biện pháp chính trị, kinh tế, kỹ thuật, nhưng tiên vàn là luân lý: nó bắt nguồn từ lòng tham không đáy, tích lũy của cải trong tay một thiểu số , không đếm xỉa đến đại đa số dân nghèo. GHXH nhắc lại những nguyên tắc về tình liên đới của nhân loại, mục tiêu phổ quát của các tài sản trên thế giới.

 

III. NHỮNG VẤN ĐỀ TÍN LÝ

     

Việc bảo vệ môi trường còn đưa chúng ta đến một số vấn đề thần học khác, thuộc về lãnh vực tín lý, liên quan đến việc tạo dựng vũ trụ và cánh chung.

     

Những số đầu tiên của chương Mười đụng đến nhiều chuyện tranh cãi trong lịch sử các tôn giáo và thần học.

     

A. Tạo dựng

     

1/ Trong lịch sử tôn giáo (mà dấu vết vẫn tồn tại nơi nhiều dân tộc),[13] con người có khuynh hướng sùng bái thiên nhiên: họ thờ mặt trời mặt trăng đã vậy, mà còn tin rằng có các thần sông, thần biển, thần đá, thần cây. Với não trạng như vậy, con người đâu dám đụng chạm đến đất đai, rừng núi vì sợ các thần linh. Trong bối cảnh này, chương thứ nhất của sách Sáng thế là một thứ “giải huyền thoại”,[14] khi nói rằng mặt trời, mặt trăng, sông ngòi, cây cối … không những không phải là thần linh (chúng là thụ tạo của Thiên Chúa) mà còn được Thiên Chúa trao cho con người điều khiển. Vì thế không có lý để mà sợ sệt thiên nhiên.

     

2/ Kinh Tin kính mở đầu với lời tuyên xưng Thiên Chúa là đấng tạo dựng trời đất (“Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng Đấng tạo thành trời đất muôn vật hữu hình và vô hình”). Lời tuyên xưng gặp phải nhiều khó khăn trong lịch sử các tôn giáo.

     

a) Có những tôn giáo không nhận rằng Thượng đế tách biệt với vũ trụ. Triết học đặt tên là “nhất nguyên” (monisme), tượng trưng nơi tín ngưỡng Upanishad của Aán độ (đồng hóa Đại Ngã với Tiểu Ngã: Brahman và Atman là một).

     

b) Có những tôn giáo cho rằng vũ trụ này được điều khiển bởi hai ông thần (thuyết “lưỡng thần”, hoặc nhị nguyên, dualisme): Thần Thiện và Thần Aùc. Oâng Thiện là nguyên nhân của các điều tốt lành, Oâng Aùc là nguyên nhân của các điều ác. Đặc biệt, thuyết của Mani (Manikê) đồng hóa Thần Aùc với vật chất. Kitô giáo tuyên xưng rằng chỉ có một Thiên Chúa, và là Đấng tạo dựng cả loài vô hình (thiêng liêng) và hữu hình (vật chất). Vật chất (cũng như thân xác) là điều tốt, do Chúa làm ra, chứ không phải là ô uế xấu xa.

     

c) Kitô giáo thừa hưởng từ dân Israel niềm tin về Thiên Chúa tạo dựng. Tuy nhiên, các nhà chú giải Kinh thánh cho biết rằng: cảm nghiệm đầu tiên của dân Israel về Thiên Chúa là cuộc giải phóng khỏi cảnh nô lệ. Thiên Chúa của dân Israel là một Thiên Chúa can thiệp vào lịch sử (khác với quan niệm về Thượng đế Ngọc hoàng ngồi trên chín tầng mây). Dần dần, dân Israel mới nhận ra rằng Thiên Chúa không chỉ quan tâm đến họ với cuộc giải phóng khỏi cảnh nô lệ, nhưng ngay từ thuở khai thiên lập địa. Thiên Chúa tạo dựng và Thiên Chúa giải phóng là một: điều này trở thành đề tài cho các lời chúc tụng tạ ơn “Muôn ngàn đời, Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 136). Đó là ý nghĩa của số 451 sách TLHT. Dân tộc Israel nhìn vũ trụ như là một công trình của sự khôn ngoan và lân ái của Thiên Chúa.

     

3/ Vào thời nay, một số phong trào bảo vệ môi sinh tố cáo là Kitô giáo là căn nguyên của sự phá hủy thiên nhiên, bởi vì khuyến khích sự “thống trị trái đất”. Tuy nhiên, như đã nói trên đây, Kinh thánh đặt con người làm “quản lý” địa cầu, chứ không phải là “bá chủ”.[15]

     

Một mối nguy hiểm cho đức tin hiện nay là có những phong trào chủ trương trở về với sự sùng bái thiên nhiên,[16] dưới danh nghĩa bảo vệ môi sinh (thí dụ phong trào New Age).

     

B. Tận thế hay tái tạo dựng?

     

Chúng ta có nhiệm vụ bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất. Thế còn tận thế là gì? Phải chăng Kinh thánh tiên báo là trái đất sẽ bị hủy diệt?

     

Chúng ta cần phân biệt nhiều thứ ngôn ngữ: ngôn ngữ của khoa học và ngôn ngữ của Kinh thánh.

     

– Khi bàn về khởi nguyên vũ trụ, điều khẳng định căn bản của Kinh thánh là: “vũ trụ này do Thiên Chúa tạo thành vì lòng yêu thương”. Nhưng Kinh thánh không quan tâm xem vũ trụ này đã bắt đầu từ lúc nào, qua bao nhiêu chặng, vv. Đó là những câu hỏi của khoa học.

     

– Khi bàn về tận điểm của vũ trụ, chúng ta biết chắc rằng vũ trụ này sẽ có lúc chấm dứt, chứ không tồn tại mãi mãi. Tuy nhiên khoa học muốn biết: chừng nào sẽ kết thúc (cả chục tỉ năm nữa?), kết thúc như thế nào (vì hết năng lượng?). Kinh thánh không trả lời những câu hỏi ấy. Trọng tâm của Kinh thánh là ý nghĩa của dòng lịch sử: vũ trụ này tiến về đâu? Tân ước cho ta biết rằng vũ trụ này không tiến về hư vô, nhưng sẽ được tái tạo, và chia sẻ vào cuộc chiến thắng của đức Kitô. Nhờ cuộc chiến thắng của Người, vũ trụ được hòa giải với Thiên Chúa và được chia sẻ vinh quang với Thiên Chúa.

     

Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt lên: khi nói đến “trời mới đất mới” ( 2 Pr 3,13; Kh 21,1), phải chăng Tân ước hàm ngụ rằng thế giới cũ sẽ bị hủy diệt?

     

Truyền thống thần học cũng đã ghi nhận hai trào lưu, được đặt tên là trào lưu “khải huyền” (apocalyptic) và “ngôn sứ” (prophetic).

     

a) Trào lưu thứ nhất được gọi là “khải huyền” bởi vì mang não trạng giống như tác giả sách Khải huyền của Tân ước. Họ quan niệm rằng thế gian này xấu xa đồi trụy, vì thế cần phải bị hủy diệt. Ngày tận thế được hình dung như là sự tan rã của vũ trụ, với cảnh trời long đất lở, nắng lửa mưa dầu, vv. ra như không để lại tí gì tàn tích của chế độ cũ.

     

b) Trào lưu thứ hai được mệnh danh là “ngôn sứ” bởi vì muốn đi theo sứ mạng của các ngôn sứ: họ kêu gọi những người tội lỗi hãy hóan cải để được Chúa tha thứ và đổi mới. Trào lưu này chấp nhận rằng thế giới này còn bất tòan, tuy vậy cũng chứa đựng nhiều hạt giống tốt; vì thế họ quan niệm ngày tận thế không phải là sự tiêu hủy thế giới hiện tại, nhưng là sự canh tân đổi mới.

     

Trong Tân ước, thuật ngữ “trời mới đất mới” xuất hiện trong thư thứ 2 của Phêrô với một não trạng “khải huyền”. Tác giả mô tả ngày quang lâm như là: ngày mà các tầng trời sẽ bị thiêu hủy và các yếu tố cấu thành trời đất sẽ cháy tan trong lửa hồng. Nhưng theo lời Thiên Chúa hứa, chúng ta mong đợi trời mới đất mới, nơi sự công chính ngự trị. (2Pr 3,12-13). Một cách tương tự như vậy, tác giả sách Khải huyền viết “Bấy giờ tôi thấy trời mới đất mới, vì trời cũ đất cũ đã biến mất, và biển cũng không còn nữa” (Kh 21,1).

     

Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng ta cũng gặp thấy những từ ngữ bao hàm một sự liên tục nào đó, tựa như “tái sinh” (palingenesis, re-generatio: Mt 19,28), “hoàn nguyên, phục hồi” (apokatastasis, restauratio: Cv 3,21), “hòan tất” (synteleia tou aiônos, consummatio saeculi: Mt 13,39.40.49).

     

Thiết tưởng để có cái nhìn quân bình, chúng ta nên nhìn lại sứ vụ của đức Kitô. Người được sai đến để loan báo Tin mừng cho kẻ nghèo hèn … công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức (Lc 4,18). Sứ vụ đó được tóm lại trong việc “thiết lập triều đại Thiên Chúa”, nghĩa là sự chiến thắng của sự Thiện trên hết mọi lực lượng của sự dữ. Trên thực tế, triều đại Thiên Chúa được biểu lộ qua những hành động của đức Giêsu chống lại ma quỷ và tội lỗi, cũng như chống lại những hung thần tác oai tác quái trên nhân lọai: đói khát, bệnh tật và nhất là sự chết. Triều đại Thiên Chúa được biểu lộ cách đặc biệt nơi cuộc phục sinh của Đức Kitô, được thánh Phaolô mô tả như là “hoa trái đầu mùa” mở đầu cho tất cả nhân lọai cũng được sống lại (1Cr 15,20). Đây không chỉ là chuyện cải tử hòan sinh, nhưng còn là chuyện chiến thắng tất cả mọi lực lượng của sự ác, và tên đầu sỏ ác ôn nhất là tử thần (xc 1Cr 15,54-55).

     

Sự phục sinh của Đức Kitô đánh dấu một cuộc tạo dựng mới (2Cr 5,2), một cuộc giải phóng nhân loại khỏi quyền năng của tội lỗi và sự chết (Rm 8,2). Người Kitô hữu cũng được tham dự vào mầu nhiệm ấy nhờ bí tích rửa tội, nhờ đó họ được mai táng và sống lại với Đức Kitô (Rm 6,4-11), và họ trông mong để được thực sự sống lại như Người. Thánh Phaolô còn đi xa hơn nữa khi mở rộng sự thông dự ơn phục sinh cho tòan thể lòai thọ tạo (Rm 8,19-23). Vạn vật liên đới với lòai người: vì tội lỗi của lòai người mà muôn lòai thọ tạo phải rơi vào cảnh hư nát; giờ đây thọ tạo cũng mong được giải thóat cũng giống như lòai người: Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Ngài. Quả thế, muôn lòai đã lâm vào cảnh hư ảo, không phải vì chúng muốn, nhưng là vì Thiên Chúa bắt chịu vậy; tuy nhiên, vẫn còn niềm trông cậy là có ngày cũng sẽ được giải thóat, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang. Thật vậy, chúng ta biết rằng: cho đến bây giờ, muôn lòai thọ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở. Không phải muôn lòai mà thôi, cả chúng ta cũng rên siết trong lòng: chúng ta đã lãnh nhận Thần Khí như ân huệ mở đầu, nhưng còn trông đợi Thiên Chúa ban cho trọn quyền làm con, nghĩa là cứu chuộc thân xác chúng ta nữa.

     

Đọan văn vừa rồi xem ra vẫn còn mang tính cách tiêu cực, theo nghĩa là cứu cánh vũ trụ được nhìn dưới khía cạnh giải thoát khỏi sự tàn tạ. Trong thư gửi Ephêsô, thánh Phaolô trình bày kế hoạch của Thiên Chúa (được gọi là “mầu nhiệm) một cách tích cực hơn, đó là việc quy tụ tất cả muôn loài vào một mối dưới quyền thủ lãnh của đức Kitô (Ep 1,9-10), bởi vì mọi vật được tạo thành trong Người, nhờ Người và cho Người (Cl 1,15-20).

     

Dĩ nhiên, người ta có thể nêu vấn nạn: thánh Phaolô quan niệm vũ trụ (vạn vật, muôn lòai thọ tạo) như thế nào: phải chăng đó là cái nhìn cổ xưa về trời đất, hay là cái nhìn hiện đại sau ông Galilê? Tuy nhiên thiết tưởng điều này không quan trọng cho lắm, bởi vì thánh Phaolô không nghĩ đến trăng sao trên trời hoặc cây cỏ dưới đất, cho bằng nghĩ đến con người (nhân lọai), đối tượng của tình yêu thương đặc biệt của Thiên Chúa. Nhờ đức Kitô, nhân lọai đã được giao hòa với Thiên Chúa và được chia sẻ điều kiện làm Con Thiên Chúa.

     

Những tư tưởng này có liên quan gì đến hoạt động của chúng ta? Có chứ. Lịch sử nhân lọai tiến đến một tương lai tốt đẹp chứ không bi thảm. Lịch sử không chấm dứt với “tận thế” hiểu theo nghĩa tàn phá hủy diệt, nhưng tiến đến chỗ “cánh chung” nghĩa là hòan tất một chương trình của Thiên Chúa: Thiên Chúa đã muốn quy tụ tất cả muôn lòai trong Đức Kitô. Vũ trụ này sẽ được giải thóat khỏi sự hư nát và thông phần vào sự bất diệt của Người. Tuy nhiên, tình trạng đó không phải là do nỗ lực của con người, nhưng là do chính Thiên Chúa: duy chỉ mình Thiên Chúa mới có thể thiết lập “Triều đại” của Ngài (Nước Thiên Chúa), nghĩa là toàn thắng sự chết và tất cả mọi sự dữ. Đó là công trình của “Thánh Linh sáng tạo” (Creator Spiritus).

     

Mặt khác, triều đại đó đã bắt đầu rồi, kể từ cuộc Nhập thể của Lời Thiên Chúa và nhất là kể từ cuộc Phục sinh của Đức Kitô: Người đã thổi luồng sinh khí mới vào vũ trụ (Ga 20,22; Rm 8,11). Những mầm mống mới đã được gieo rồi và chờ ngày viên mãn. Trong khi chờ đợi, các Kitô hữu phải hợp tác với Thánh Linh để góp phần vào việc canh tân vũ trụ. Cùng với tất cả mọi người thiện chí, họ cố gắng cộng tác vào việc xây dựng một xã hội tiến bộ hơn, theo như công đồng Vaticanô II đã viết ở số 39 của Hiến chế Vui mừng và Hy vọng.

Theo lệnh Chúa Kitô và trong Thánh Thần của Người, chúng ta sẽ phổ biến những giá trị của nhân phẩm, của hiệp thông huynh đệï và của tự do, tức là phổ biến tất cả những gì mà tài trí chúng ta đã cùng với thiên nhiên thực hiện được. Rồi sau đó, chúng ta sẽ gặp lại những giá trị đã được chiếu sáng và đã thay hình đổi dạng, khi mà Đức Kitô trao lại cho Chúa Cha vương quốc vĩnh cửu và phổ quát, vương quốc đầy tràn sự thật và sự sống, đầy tràn ân sủng và thánh thiện, đầy tràn tình thương, công lý và bình an. Vương quốc ấy đã hiện diện cách nhiệm mầu trên trần gian, nhưng chỉ đạt được mức tòan hảo khi Chúa đến.

     

Đó là lý do mà đức giáo hòang Phaolô VI và các vị kế nhiệm đã đề ra chương trình “xây dựng nền văn minh của tình thương”,[17] bởi vì thâm tín rằng “tình thương sẽ tồn tại mãi mãi” (1Cr 13,8) và nhất là bởi vì chính Thiên Chúa cũng được định nghĩa như là Tình thương (1Gv 4,8.16). Xem thêm GLCG 1042-1050: “Niềm hy vọng vào trời mới đất mới”; TLHT số 578-583.

 

Kết luận: từ Luân lý đến Linh đạo

 

Như đã nói trên đây, GHXH lên tiếng về vấn đề môi sinh dưới góc độ luân lý chứ không đi vào các lãnh vực chuyên biệt của các ngành chính trị, kinh tế, khoa học. Trong chương này, sách TLHT đã đưa ra nhiều nhận định về nghĩa vụ luân lý của cá nhân hay tập thể thuộc nhiều cấp độ (các nhà chính trị, các nhà khoa học, các tổ chức kinh tế, các nhân viên ngành truyền thông xã hội). Khỏi nói ai cũng biết, không dễ gì tuân hành các nghĩa vụ ấy. Dù vậy, sách TLHT còn muốn đi xa hơn nữa khi đề nghị một “linh đạo” trong việc tiếp cận với môi trường, có thể diễn tả ra hai điểm như sau:

     

1/ Thay đổi não trạng. Những vấn đề môi sinh không thể giải quyết đến nơi đến chốn nếu thiếu những tâm tình cần thiết, đứng đầu là mối quan tâm đến tha nhân (chứ không đặt cái tôi làm trung tâm vũ trụ): tôi phải chú ý đến quyền lợi của tha nhân nữa. Để được như vậy, chúng ta cần phải tạo ra một não trạng mới, đòi hỏi nhiều nhân đức, như là điều độ, thanh đạm, khắc khổ, … (số 486)

     

2/ Thân thiện với các thụ tạo. Đối lại với vào phong trào dựa vào Phật giáo để cỗ vũ sự tôn trọng thiên nhiên (cấm sát sinh, kể cả côn trùng), Kitô giáo không thiếu những mẫu gương sống thân thiện với thiên nhiên: không những chúc tụng Thiên Chúa qua những công trình tuyệt vời của thiên nhiên, nhưng còn nhận thấy thiên nhiên như là sứ giả của Thiên Chúa (số 487). Thánh Phanxicô Assisi là một tấm gương trong lãnh vực này (số 465), vì thế đã được tôn làm bổn mạng của môi sinh. Thánh nhân đã nổi tiếng với “Bài ca tạo vật” (đã được Hải Linh phổ nhạc)

 

Lạy Thiên Chúa tối cao,

toàn năng và tốt lành,

mọi vinh quang và danh dự,

lời chúc tụng và ngợi khen,

đều thuộc về Ngài,

và xứng hợp cho riêng mình Ngài,

ôi Đấng tối cao,

không một ai xứng đáng gọi Danh Ngài.

 

Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi,

với muôn loài thụ tạo,

đặc biệt nhất Ông Anh Mặt Trời,

anh là ánh sáng ban ngày,

nhờ Anh, Ngài soi chiếu chúng tôi,

Anh đẹp và tỏa ánh rạng ngời,

anh tượng trưng Ngài, ôi Đấng tối cao.

 

Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi,

vì Chị Trăng và muôn Sao

Chúa tạo dựng trên nền trời:

lung linh, cao quí và diễm lệ.

 

Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi,

vì Anh Gió, Không khí và Mây trời,

cảnh thanh quang và bát tiết tứ thời

nhờ Anh, Chúa bảo tồn muôn vật.

 

Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi,

vì Chị Nước,

thật ích lợi và khiêm nhu,

quí hóa và trinh trong.

 

Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi,

vì Anh Lửa,

nhờ Anh, Chúa sáng soi đêm,

Anh đẹp và vui tươi,

hùng tráng và mạnh mẽ.

 

Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi,

vì Chị chúng tôi, là Mẹ Đất,

Chị nâng đỡ, Chị dìu dắt

Chị sinh ra bao thứ trái,

hoa muôn màu giữa ngàn cỏ dại.

 

Để hoà giải hiềm khích giữa Đức Giám mục và viên Thị trưởng thành phố Assisi, ngài nảy sinh ý tưởng thêm một tiểu khúc vào Bài Ca Anh Mặt trời:

 

Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi,

vì những người biết thứ tha

nhân danh tình yêu Chúa,

chịu bệnh tật ưu phiền.

Phúc cho ai chấp nhận trong an hoà,

vì lạy Chúa tối cao,

Ngài sẽ tặng triều thiên.

 

Sức khoẻ ngài ngày càng sa sút. Cuối mùa hè năm 1226, ngài trở bệnh trầm trọng hơn. Biết sắp phải từ giã cõi đời này, ngài sáng tác một điệp khúc thêm vào Bài Ca Anh Mặt trời:

 

Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi,

vì Chị Chết đang đợi chờ thân xác

không ai sống trên đời hòng thoát nổi.

Bất hạnh người khi lâm chung,

hồn còn mang tội trọng!

Phúc thay người trong giờ Chị tới,

Thánh Ý Ngài một mực tuân theo,

chết thứ hai không làm hại được.

 

Hãy ngợi khen và chúc tụng Chúa tôi,

hãy tạ ơn và phụng sự Người

với trọn lòng khiêm hạ



[1] Như sẽ nói trong mục 2, trong chương này, các từ ngữ “thiên nhiên, vũ trụ, các thụ tạo” được dùng như đồng nghĩa, ám chỉ trái đất mà chúng ta đang sống, chứ không nói đến những hành tinh khác. Riêng về việc dịch thuật, nên lưu ý là “thiên nhiên” dùng để dịch nature; nhưng mà danh từ này cũng có thể dịch là “tự nhiên, bản nhiên, bản chất, bản tính”. Một cách tương tự như vậy, creation có thể dịch là “sự tạo dựng” hay là “các vật thụ tạo”.


[2] “Căn nhà”. Nguyên gốc Hy-lạp của ecologie. “Eco” bởi oikos, có nghĩa là nhà. Từ tương đương gốc La-tinh là habitat.


[3] Ý thức hệ duy khoa học và duy kỹ thuật: idéologie scientiste et technocratique.


[4] Sự đối chọi giữa “to have” (avoir) và “to be” (être).


[5] Loi naturelle (Anh: Natural law), hay loi de la nature.


[6] Từ hai danh từ này, mà có các tính từ: mondial, mondaine, worldly, mundane.


[7] Ecologie, ghép bởi hai danh từ gốc Hy-lạp: oikos (cái nhà, cũng tựa như oikonomia) và logos (lý luận). Danh từ ecologia xuất hiện lần đầu tiên năm 1866 trong tác phẩm Morphologie generale des organismes của Ernst Haeckel (1834-1919), được hiểu như là “môn học về tương quan giữa thế giới bên ngoài và các sinh vật”. Nhưng vào hậu bán thế kỷ XX, danh từ này được hiểu về việc bảo vệ thiên nhiên như môi trường trong tiến trình phát triển kinh tế.


[8] L. White,  The Roots of Our Ecological Crisis, “Science” 155 (1967), pp. 1203 -1207). 


[9] TLHT số 334; 360 và lặp lại trong chương này ở số 462.


[10] Chẳng hạn như: ý nghĩa của lao động (số 270 tt), tài nguyên của địa cầu dành cho hết mọi người (số số 182 tt; 328), ý nghĩa của sự phát triển (số 373 tt).


[11] Con người cần đối xử với thiên nhiên trong tư cách là “hình ảnh Thiên Chúa”, nghĩa là bằng trí tuệ. Đàng khác, con người có nhiệm vụ “giữ gìn” cái vườn (St 2,15) chứ không phải là tàn phá nó.


[12] Được đặt tên là catastrophisme.


[13] Chúng tôi không muốn nói đến các dân tộc bán khai, nhưng là dân tộc Việt Nam. Đừng kể niềm tin của dân gian vào Thổ công, Hà Bá vv., ông Đoàn Thêm cho rằng tín ngưỡng căn bản người Việt là tín ngưỡng phồn thực, sùng bái sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người (xc. Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Thành phố HCM, 1997, chương Bốn).


[14] Điều này còn rõ hơn nữa khi đối chiếu với đoạn văn ở chương 13 (câu 1-9) sách Khôn ngoan.

[15] Xem Văn kiện của Ủy ban Thần học quốc tế, Hiệp thông và phục vụ. Con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa (2004)


[16] Do sự hàm hồ của từ “nature, naturelle” cho nên Religion naturelle cũng hàm hồ không kém: a) có thể hiểu là đạo tôn thờ thiên nhiên; b) có thể hiểu là đạo tôn thờ Thiên Chúa được biết nhờ sức tự nhiên (lý trí), đối lại với “mạc khải siêu nhiên”.


[17] Huấn từ buổi đọc kinh Regina caeli ngày 17/5/1970; Bài giảng Thánh lễ Chúa giáng sinh 1975.


Chia sẻ