Skip to content
banner
Ngôn ngữ

Bài 7: Đời sống kinh tế

BTT UBCLHB
2021-01-22 19:08 UTC+7 353
Trong Kinh Thánh Cựu Ước, người ta tìm thấy hai thái độ đối với của cải kinh tế và sự giàu có. Một đàng là thái độ quý trọng, coi của cải vật chất là điều cần thiết cho cuộc sống.Sự sung túc – không hẳn là giàu sang hay xa hoa – có khi được coi là một ân

I. CÁC KHÍA CẠNH THÁNH KINH


ĐỜI SỐNG KINH TẾ


a. Con người, sự nghèo nàn và giàu có


323. Trong Kinh Thánh Cựu Ước, người ta tìm thấy hai thái độ đối với của cải kinh tế và sự giàu có. Một đàng là thái độ quý trọng, coi của cải vật chất là điều cần thiết cho cuộc sống.Sự sung túc – không hẳn là giàu sang hay xa hoa – có khi được coi là một ân phúc của Chúa. Trong Văn chương Khôn ngoan, sự nghèo nàn được mô tả là một hậu quả tiêu cực của tình trạng ăn không ngồi rồi và thiếu siêng năng cần mẫn (x. Cn 10,4), nhưng cũng có khi được coi là một sự kiện tự nhiên (x. Cn 22,2). Đàng khác, của cải kinh tế và sự giàu có tự chúng không bị lên án mà đúng hơn là việc lạm dụng chúng mới đáng bị lên án. Truyền thống tiên tri lên án sự lừa đảo, cho vay nặng lãi, bóc lột và bất công trắng trợn, nhất là khi nhắm trực tiếp đến người nghèo (x. Is 58,3-11; Gr 7,4-7; Os 4,1-2; Am 2,6-7; Mch 2,1-2). Tuy nhiên, truyền thống này, dù vẫn coi sự nghèo nàn của những người bị đàn áp, những người yếu đuối và những người túng thiếu là một tai hoạ, cũng bắt đầu coi hoàn cảnh nghèo nàn là biểu tượng của tình trạng con người trước mặt Chúa, là nguồn gốc của mọi điều tốt lành, mọi điều tốt lành ấy được coi như những ân huệ Chúa ban để con người quản lý và chia sẻ.


324. Những ai nhìn nhận mình nghèo nàn trước mặt Chúa, bất kể hoàn cảnh của mình thế nào trong cuộc sống, đều sẽ được Ngài quan tâm đặc biệt: khi người nghèo tìm kiếm, Chúa luôn đáp lại; khi người nghèo kêu khóc, Chúa luôn lắng nghe. Mọi lời Chúa hứa đều nhắm tới người nghèo: họ sẽ được thừa kế Giao Ước giữa Thiên Chúa và dân Ngài. Sự can thiệp mang tính cứu độ của Chúa sẽ diễn ra thông qua một vua Đavid mới (x. Ed 34,22-31). Vị này chẳng những giống mà còn hơn vua Đavid, sẽ bảo vệ người nghèo và bênh vực công lý; Ngài sẽ lập một giao ước mới và sẽ ghi khắc một luật mới trong tâm hồn các tín đồ (x. Gr 31,31-34).

Nếu biết tìm kiếm hay đón nhận với tinh thần tôn giáo, sự nghèo nàn mở mắt cho con người nhìn ra và chấp nhận trật tự sáng tạo. Nhìn theo viễn tượng ấy, “người giàu” là người đặt tin tưởng vào của cải mình hơn là vào Chúa, là người cho rằng mình quyền thế là do chính những việc tự tay mình làm và chỉ tin vào sức mạnh của mình. Còn sự nghèo nàn trở thành một giá trị luân lý khi nó là một thái độ khiêm tốn đặt mình sẵn sàng trước mặt Chúa, cởi mở đối với Chúa và tín nhiệm vào Ngài. Chính nhờ thái độ này mà người ta nhận ra được sự tương đối của các của cải vật chất và sẽ coi chúng như những ân huệ Chúa ban để quản lý và chia sẻ, vì Chúa là sở hữu chủ đầu tiên của mọi của cải.


325. Đức Giêsu lấy lại toàn bộ truyền thống Cựu Ước, kể cả thái độ đối với các của cải kinh tế, sự giàu có và nghèo nàn, nhưng Người làm cho truyền thống ấy được sáng tỏ và đầy đủ hơn nhiều (x. Mt 6,24; 13,22; Lc 6,20-24; 12,15-21; Rm 14,6-8; 1 Tm 4,4). Với việc ban Thánh Thần của mình và làm cho các tâm hồn hoán cải, Đức Giêsu đến để thiết lập “Nước Thiên Chúa”, để người ta có thể sống đời sống xã hội theo một cung cách mới, trong công lý, tình huynh đệ, sự liên đới và chia sẻ. Nước Thiên Chúa do Đức Kitô khai mạc kiện toàn sự tốt lành nguyên thuỷ của trật tự sáng tạo và sự tốt lành ban đầu của các hoạt động con người, từng bị tội làm thương tổn. Một khi được giải thoát khỏi sự dữ và được đưa trở lại để hiệp thông với Thiên Chúa, con người có thể tiếp tục công việc của Đức Giêsu, nhờ sự trợ giúp của Thánh Thần Người. Công việc đó là trả lại công lý cho người nghèo, giải thoát người bị áp bức, an ủi người phiền muộn, tích cực đi tìm một trật tự xã hội mới, trong đó có những giải pháp thích đáng để giải quyết sự nghèo nàn vật chất, và trong đó người ta kiểm soát hữu hiệu hơn các lực lượng đang tìm cách ngăn cản những nỗ lực của người nghèo muốn giải thoát mình khỏi những điều kiện sống cơ cực và nô lệ. Một khi những điều này xuất hiện, là Nước Thiên Chúa đã có mặt trên đời này, dù Nước đó không phải là Nước của trần gian. Chính trong Nước ấy mà mọi lời hứa của các tiên tri được thực hiện trọn vẹn.


326. Trong ánh sáng Mạc khải, hoạt động kinh tế phải được xem xét và thực hiện như một lời đáp lại với lòng biết ơn tiếng gọi mà Chúa gửi đến cho mỗi người. Con người được đặt trong vườn Eđen để canh tác và giữ gìn nó, tận dụng nó trong giới hạn đã được xác định (x. St 2,16-17) và với sứ mạng là làm cho khu vườn ấy nên hoàn hảo (x. St 1,26-30; 2,15-16; Kn 9,2-3). Khi minh chứng sự cao cả và tốt lành của Đấng Tạo Hoá, con người tiến tới chỗ được tự do hoàn toàn, cũng là tình trạng Thiên Chúa đã kêu gọi con người tiến tới. Quản lý cho tốt các ân huệ đã lãnh nhận và các của cải vật chất là một hành vi công lý đối với bản thân mình và với người khác. Những gì đã lãnh nhận thì phải được sử dụng cách thích đáng, phải được duy trì và gia tăng, như dụ ngôn các nén bạc đã gợi ý cho chúng ta (x. Mt 25,14-30; Lc 19,12-17).

Phải đặt hoạt động kinh tế và sự tăng trưởng vật chất phục vụ con người và xã hội. Nếu người ta xả thân làm các việc ấy với lòng tin, cậy, mến của các môn đệ Đức Kitô, thì ngay cả kinh tế và tiến bộ cũng có thể biến thành những địa điểm cứu độ và thánh hoá. Vì trong các lĩnh vực này, người ta cũng có thể bày tỏ một tình yêu và một sự liên mang tính nhân bản hơn, và đồng thời có thể góp phần làm tăng trưởng một nhân loại mới, báo trước thế giới tương laia. Đức Giêsu tóm tắt tất cả những mạc khải trên đây bằng cách kêu gọi người tín hữu hãy trở nên giàu có trước mặt Thiên Chúa (x. Lc 12,21). Kinh tế cũng giúp ích cho mục tiêu này, khi người ta không phản bội chức năng của kinh tế là làm công cụ giúp phát triển toàn diện con người và xã hội, cũng như phát triển toàn diện phẩm chất nhân bản của đời sống.


327. Nhờ tin vào Đức Giêsu Kitô, chúng ta có thể hiểu đúng đắn sự phát triển xã hội, trong khuôn khổ của nền nhân bản toàn diện và liên đới. Về mặt này, suy tư thần học do huấn quyền xã hội của Giáo Hội đưa ra quả là đã đóng góp một cách hữu ích: “Niềm tin vào Đức Kitô Cứu Chuộc vừa soi sáng cho chúng ta biết tự bên trong đâu là bản chất của sự phát triển vừa hướng dẫn chúng ta cộng tác với người khác. Trong thư thánh Phaolô gửi giáo đoàn Côlôxê, chúng ta đọc thấy Đức Kitô là ‘trưởng tử trong mọi loài thụ tạo’ và ‘mọi sự được tạo dựng là nhờ Người’ và cho Người (Cl 1,15-16). Thật vậy, ‘mọi sự tồn tại trong Người’ vì ‘Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình’ (c. 20). Một phần của kế hoạch thần linh ấy, đã bắt đầu từ đời đời trong Đức Kitô, là hình ảnh hoàn hảo của Chúa Cha, và lên đến tột đỉnh nơi Đức Kitô, là ‘trưởng tử trong số những người từ cõi chết sống lại’ (c. 15-18), ngay trong lòng lịch sử của chúng ta – phần kế hoạch ấy được đánh dấu bởi những nỗ lực của cá nhân và tập thể chúng ta tìm cách nâng thân phận con người lên và khắc phục mọi trở ngại không ngừng xuất hiện trên đường đời. Bằng cách đó, kế hoạch của Thiên Chúa chuẩn bị cho chúng ta thông phần vào sự viên mãn ‘đang hiện diện nơi Chúa Kitô’, cũng là sự viên mãn đang được Người truyền thông cho ‘thân thể Người, là Giáo Hội’ (c. 18; Ep 1,22-13). Đồng thời, Đức Kitô cũng khuất phục và cứu chuộc tội lỗi, là điều luôn luôn tìm giăng bẫy chúng ta và làm thiệt hại các thành quả do con người làm ra, qua sự ‘hoà giải’ của Người (x. Cl 1,20)”684.


b. Của cải có là để được chia sẻ


328. Của cải, dù được sở hữu một cách chính đáng, luôn luôn có mục tiêu phổ quát; bất cứ hình thức tích trữ nào không chính đáng đều trái đạo đức, vì như thế là công khai đi ngược lại mục tiêu phổ quát đã được Tạo Hoá ấn định cho mọi của cải. Sự cứu độ trong Kitô giáo là sự giải thoát toàn diện con người, tức là được giải thoát không những khỏi mọi nhu cầu mà còn khỏi mọi sở hữu. “Vì ham mê tiền bạc là cội rễ mọi điều xấu xa; chính vì có sự thèm muốn ấy mà nhiều người đã lạc xa đức tin” (1 Tm 6,10). Các Giáo phụ còn nhấn mạnh tới nhu cầu cần hoán cải và cần thay đổi lương tâm các tín hữu nhiều hơn là nhu cầu cần thay đổi các cơ chế xã hội và chính trị trong thời các ngài. Các ngài còn kêu gọi những ai hoạt động trong lĩnh vực kinh tế và có được của cải hãy xem mình chỉ là người quản lý những tài sản Thiên Chúa đã giao.


329. Của cải hoàn thành chức năng phục vụ con người khi chúng được hướng tới việc đem lại ích lợi cho người khác và cho xã hội685. Thánh Clementê thành Alexandria tự hỏi: “Chúng ta làm sao có thể làm điều tốt cho người lân cận khi chẳng ai trong chúng ta có chút của cải?”686. Còn theo quan điểm của Thánh Gioan Kim Khẩu, của cải thuộc về một số người để những người này lập được công trạng bằng cách chia sẻ cho người khác687. Của cải là một điều tốt xuất phát từ Thiên Chúa và phải được người sở hữu nó sử dụng và lưu thông thế nào cho cả người túng thiếu cũng được hưởng. Sự xấu xa lộ ra khi người ta tha thiết quá độ với của cải và tham lam tích trữ. Thánh Basiliô Cả kêu gọi người giàu hãy mở cửa nhà kho của mình và ngài khuyên họ: “Dòng nước lũ lớn chảy qua hàng ngàn kênh rạch để tràn ngập hết đất đai màu mỡ. Cũng thế, bằng hàng ngàn nẻo đường khác nhau, quý vị hãy làm sao cho của cải nhà mình đến được nhà những người nghèo túng”688. Thánh Basiliô giải thích: của cải tựa như nước lấy từ giếng: càng kín múc thường xuyên, nước càng trong, và nếu không sử dụng, nước trở nên vẩn đục689. Sau này thánh Gregoriô Cả cũng nói: người giàu chỉ là người quản lý những gì mình đang có; cho người nghèo những gì họ cần chính là một nhiệm vụ phải thi hành với lòng khiêm tốn, vì của cải không thuộc về người phân phát chúng. Kẻ nào giữ của cải lại cho riêng mình sẽ mắc tội; còn cấp phát cho những người túng thiếu là đã trả xong một món nợ690.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

683 x. Gioan Phaolô II, Thông điệp Laborem Exercens, 25-27: AAS 73 (1981), 638-647.

684 Gioan Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis, 31: AAS 80 (1988), 554-555.

685 x. Mục tử Hermas, cuốn III, ẩn dụ I: PG 2, 954.

686 Clementê thành Alexandria, Bài giảng Người giàu có được cứu không?, 13: PG 9, 618.

687 x. Thánh Gioan Kim Khẩu, Homiliae XXI de Statuis ad Populum Antiochenum

Habitae, 2, 6-8: PG 49, 41-46.

688 Thánh Basiliô Cả, Homilia in Illud Lucae, Destruam Horrea Mea, 5: PG 31, 271.

689 x. Thánh Basiliô Cả, ibid.

690 x. Thánh Gregoriô Cả, Regula Pastoralis, 3, 21: PL 77, 87. Tựa của triệt & 21:

Quomodo admonendi qui aliena non appetunt, sed sua retinent; et qui sua tribuentes,

aliena tamen rapiunt.

II. LUÂN LÝ VÀ KINH TẾ


330. Học thuyết xã hội của Giáo Hội rất nhấn mạnh những hệ luỵ luân lý của kinh tế. Trong một đoạn trích từ Thông điệp Quadragesimo Anno, Đức Giáo hoàng Piô XI có nói tới mối quan hệ giữa kinh tế và luân lý. “Dù khoa kinh tế và khoa luân lý sử dụng những nguyên tắc riêng của mỗi bên trong lĩnh vực của mình, nhưng thật sai lầm khi nói rằng trật tự kinh tế và trật tự luân lý hoàn toàn tách biệt và xa lạ với nhau đến nỗi trật tự kinh tế không hề lệ thuộc trật tự luân lý. Chắc hẳn luật kinh tế, dựa trên chính bản chất của các sự vật vật chất, trên khả năng của tinh thần và thể xác con người, đã xác định cho biết đâu là những giới hạn mà nỗ lực sản xuất của con người không được vượt qua, đâu là những giới hạn mà nỗ lực sản xuất của con người có thể đạt được trong địa hạt kinh tế, và đạt được bằng cách thức nào. Tuy rằng chính lý trí con người cho thấy rõ, dựa trên bản chất cá thể và xã hội của các sự vật và của con người, đâu là mục tiêu mà Thiên Chúa đã quy định cho toàn bộ đời sống kinh tế. Thế nhưng chỉ có luật luân lý, khi ra lệnh cho chúng ta tìm kiếm mục tiêu trên hết và sau hết trong toàn bộ hệ thống hoạt động của chúng ta, cũng như yêu cầu chúng ta phải tìm kiếm ngay trong mỗi hoạt động kinh tế những mục tiêu mà ai cũng biết là do tự nhiên, hay đúng hơn, do Thiên Chúa – tác giả của tự nhiên – đặt ra cho loại hình hoạt động ấy, và trong mối quan hệ có tôn ti trật tự (luật luân lý), làm cho những mục tiêu trước mắt phải lệ thuộc vào mục tiêu trên hết và sau hết của chúng ta”691.


331. Quan hệ giữa luân lý và kinh tế là quan hệ tất yếu, hay thực ra là quan hệ nội tại: hoạt động kinh tế và cách ứng xử có luân lý gắn bó mật thiết với nhau. Phân biệt luân lý với kinh tế tuy cần thiết nhưng không có nghĩa là tách rời hai địa hạt ấy, trái lại, chúng còn tương tác lên nhau một cách hết sức quan trọng. Cũng như trong lĩnh vực luân lý người ta phải cứu xét những lý do và đòi hỏi của kinh tế, thì trong lĩnh vực kinh tế người ta cũng phải cởi mở tiếp nhận các yêu cầu của luân lý: “Trong lĩnh vực kinh tế và xã hội, người ta phải tôn trọng và phát huy phẩm giá và ơn gọi đầy đủ của con người, cũng như sự an sinh của toàn xã hội. Vì con người là nguồn cội, là trung tâm và là mục tiêu của toàn bộ đời sống kinh tế và xã hội”692. Dành cho các vấn đề riêng thuộc về kinh tế một sự quan tâm thích đáng không có nghĩa là loại bỏ hết và xem là phi lý tất cả những sự quan tâm khác về một lĩnh vực vượt trên kinh tế. Sở dĩ như thế là vì mục tiêu của kinh tế không nằm trong chính kinh tế, mà đúng hơn nó nằm trong bản chất được đặt định hướng đến con người và xã hội của kinh tế693. Thật vậy, dù xét trên bình diện khoa học hay thực tiễn, kinh tế không bao giờ được trao cho mục đích hoàn thành con người hay tạo ra một sự chung sống thích đáng cho con người. Đúng hơn, nhiệm vụ của kinh tế chỉ là thực hiện từng phần như sản xuất, phân phối và tiêu thụ các của cải vật chất và các dịch vụ.


332. Chiều hướng luân lý của kinh tế cho chúng ta thấy rằng hiệu năng kinh tế và việc đẩy mạnh sự phát triển của con người trong tình liên đới không phải là hai mục tiêu tách rời nhau hay phải chọn một trong hai, mà chỉ là một mục tiêu không thể phân chia. Luân lý – một phần tất yếu của đời sống kinh tế – không chống lại đời sống kinh tế, cũng không đứng trung lập với đời sống ấy: nếu luân lý ấy được gợi ý là do công lý và liên đới, thì đó chính là một nhân tố tạo ra hiệu năng xã hội trong khuôn khổ nền kinh tế ấy. Sản xuất hàng hoá là một nghĩa vụ cần phải thi hành cách hữu hiệu, bằng không các nguồn lực kể như đã bị phung phí. Mặt khác, chúng ta không thể chấp nhận đạt được mức tăng trưởng kinh tế bằng cách hy sinh nhiều con người, hy sinh cả một dân tộc hay một nhóm xã hội nào đó, bắt họ phải lâm cảnh túng thiếu. Việc làm gia tăng của cải – được chứng minh qua tình trạng hàng hoá và dịch vụ luôn có sẵn – và việc thoả mãn những đòi hỏi luân lý để các của cải và dịch vụ ấy được phân phối cách công bằng, hai việc này phải thúc đẩy con người nói riêng và xã hội nói chung thực hành đức tính căn bản là liên đới694, để trong tinh thần công lý và bác ái, chúng ta chống lại những “cơ cấu tội lỗi”695 ở bất cứ nơi nào chúng hiện diện. Đó là những cơ cấu tạo ra và duy trì sự nghèo đói, sự kém phát triển và suy thoái. Những cơ cấu này được tạo ra và được củng cố là do vô số hành vi ích kỷ của con người.


333. Nếu hoạt động kinh tế phải có tính luân lý, thì hoạt động ấy phải hướng tới mọi người và mọi dân tộc. Mọi người đều có quyền tham gia vào đời sống kinh tế và đều có nghĩa vụ tuỳ theo khả năng của mình mà đóng góp vào sự tiến bộ của quê hương mình và của toàn thể gia đình nhân loại696. Nếu mọi người đều có trách nhiệm về người khác tới một mức độ nào đó, thì mọi người cũng có nghĩa vụ dấn thân vào công cuộc phát triển kinh tế của hết mọi người697. Đây là một nghĩa vụ được thực hiện trong tình liên đới và công lý, nhưng đó cũng là phương cách hay nhất để đem sự tiến bộ kinh tế đến cho toàn thể nhân loại. Khi được thi hành theo đúng luân lý, hoạt động kinh tế trở thành sự phục vụ lẫn nhau giữa con người, được biểu hiện qua việc sản xuất hàng hoá và cung cấp các dịch vụ cần thiết cho sự phát triển của mỗi người; đồng thời nó sẽ trở thành cơ hội cho mỗi người thể hiện tình liên đới và sống lời mời gọi “hiệp thông với người khác mà Thiên Chúa đã nhắm tới khi tạo dựng con người”698. Nỗ lực sáng tạo và thực hiện các dự án kinh tế và xã hội có thể thúc đẩy một xã hội công bằng hơn và một thế giới nhân bản hơn. Đây quả là một thách thức khó khăn, nhưng đó cũng là một nghĩa vụ rất đáng tự hào cho tất cả những ai đang làm việc trong lĩnh vực kinh tế và đang có liên hệ với các khoa kinh tế699.


334. Kinh tế lấy việc phát triển sự giàu có và làm cho sự giàu có mỗi ngày một tăng lên, không chỉ về lượng mà cả về chất, làm mục tiêu của mình. Điều này thật đúng về mặt luân lý, nếu nó giúp con người được phát triển toàn diện trong sự liên đới và giúp xã hội, nơi mọi người sinh sống và làm việc, cũng được phát triển như thế. Thật vậy, không thể coi phát triển chỉ là một tiến trình tích luỹ của cải và các dịch vụ không hơn không kém. Ngược lại, sự tích luỹ, dù vì công ích, tự nó không phải là điều kiện đủ để mang lại hạnh phúc đích thực cho con người. Hiểu như thế, ta sẽ thấy tại sao huấn quyền xã hội của Giáo Hội đã cảnh báo cho chúng ta về sự giả dối đang ẩn đằng sau những sự phát triển chỉ nghiêng về số lượng: “tình trạng mọi mặt hàng vật chất có sẵn tới mức thái quá nhằm phục vụ cho ích lợi của một số tập thể trong xã hội sẽ làm cho dân chúng dễ dàng trở thành nô lệ cho sự ‘chiếm hữu’ và sự thoả mãn tức thời… Đây chính là cái được gọi là văn minh ‘tiêu thụ’ hay ‘chủ nghĩa tiêu thụ’”700.


335. Nhìn trong viễn tượng phát triển toàn diện và liên đới như thế, chúng ta sẽ biết quý trọng đúng mức việc đánh giá luân lý mà học thuyết xã hội của Giáo Hội cống hiến cho con người, liên quan đến nền kinh tế thị trường, hay đơn giản hơn, liên quan đến nền kinh tế tự do: “Nếu hiểu ‘chủ nghĩa tư bản’ là một hệ thống kinh tế nhìn nhận vai trò căn bản và tích cực của kinh doanh, nhìn nhận thị trường, quyền tư hữu và trách nhiệm về hậu quả đối với các phương tiện sản xuất, cũng như sự sáng tạo tự do của con người trong địa hạt kinh tế, thì câu trả lời về sự đánh giá chắc chắn là tích cực, dù có lẽ nên nói đó là nền “kinh tế thương mại”, “kinh tế thị trường”, hay đơn giản hơn là nền “kinh tế tự do”, thì thích hợp hơn. Còn nếu hiểu ‘chủ nghĩa tư bản’ là một hệ thống, trong đó tự do kinh tế không hề bị giới hạn trong một khuôn khổ pháp lý vững chắc mà khuôn khổ này lại đặt tự do kinh tế để phục vụ sự tự do của con người xét như một tổng thể và hệ thống này lại coi tự do kinh tế chỉ là một khía cạnh đặc biệt của sự tự do toàn thể, còn cốt lõi của sự tự do toàn thể này mới có tính cách đạo đức và tôn giáo, thì câu trả lời về sự đánh giá của Giáo Hội chắc chắn là tiêu cực”701. Theo đường hướng này, một quan điểm của Kitô giáo liên quan đến các điều kiện xã hội và chính trị của hoạt động kinh tế không phải chỉ được xác định qua những quy tắc luật lệ mà còn bao gồm cả phẩm chất luân lý và ý nghĩa luân lý của hoạt động kinh tế đó nữa.

------------------------------------------------------------------------------------

691 Piô XI, Thông điệp Quadragesimo Anno: AAS 23 (1931), 190-191.

692 CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 63: AAS 58 (1966), 1084.

693 x. Giáo lý Giáo hội Công giáo, 2426.

694 x. Gioan Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis, 40: AAS 80 (1988), 568-569.

695 Gioan Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis, 36: AAS 80 (1988), 561.

696 x. CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 65: AAS 58 (1966), 1086-1087.

697 x. Gioan Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis, 32: AAS 80 (1988), 556-557.

698 Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus, 41: AAS 83 (1991), 844.

699 x. Gioan Phaolô II, Thông điệp ngày Thế giới Hoà bình năm 2000, 15-16: AAS 92

(2000), 366-367.

700 Gioan Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis, 28: AAS 80 (1988), 548.

701 Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus, 42: AAS 83 (1991), 845-846.

III. SÁNG KIẾN CÁ NHÂN VÀ SÁNG KIẾN KINH DOANH


336. Học thuyết xã hội của Giáo Hội coi sự tự do của con người trong các vấn đề kinh tế là một giá trị căn bản và là một quyền không thể chuyển nhượng cần phải được thúc đẩy và bảo vệ. “Mỗi người đều có quyền có sáng kiến về kinh tế; mỗi người cần phải sử dụng những tài năng của mình cách hợp pháp để đóng góp vào sự thịnh vượng có lợi cho mọi người, và để gặt hái những thành quả chính đáng do lao động của mình”702. Qua giáo huấn này, Giáo Hội cảnh giác những hậu quả tiêu cực có thể phát sinh do việc làm suy yếu hay chối bỏ quyền có sáng kiến về kinh tế: “Kinh nghiệm cho thấy, chối bỏ quyền này, hay nhân danh sự ‘bình quân’ của mọi người trong xã hội để giới hạn quyền ấy, sẽ làm giảm sút, hay thực tế hơn, sẽ hoàn toàn tiêu diệt tinh thần sáng kiến, tức là chủ thể tính sáng tạo của người công dân”703. Từ quan điểm ấy, sáng kiến cách tự do và có trách nhiệm trong lĩnh vực kinh tế cũng có thể được định nghĩa như một hành vi phản ánh nhân tính của con người, là những chủ thể sáng tạo và có tương quan. Thế nên, cần trao cho quyền sáng kiến một không gian hoạt động rộng lớn. Nhà Nước có bổn phận về mặt luân lý là chỉ áp dụng những giới hạn nghiêm nhặt trong những trường hợp không thể tìm được sự hoà hợp giữa công ích đang theo đuổi với loại hình hoạt động kinh tế được đưa ra, hay với đường lối mà hoạt động kinh tế ấy tiến hành704.


337. Sáng tạo là một yếu tố căn bản làm nên hoạt động của con người, kể cả trong lĩnh vực kinh doanh, và điều ấy được biểu lộ cách đặc biệt trong khâu lập kế hoạch và cải tiến. “Tổ chức được một nỗ lực sản xuất, lên kế hoạch đúng thời hạn, bảo đảm rằng nỗ lực ấy đáp ứng cách tích cực những yêu cầu cần thoả mãn và dám chấp nhận những rủi ro cần thiết – tất cả những việc này cũng là nguồn đem lại sự giàu có cho xã hội hôm nay. Theo cách này, lao động có kỷ luật và đầy sáng tạo của con người, cũng như sáng kiến và khả năng kinh doanh – như một phần thiết yếu của lao động – rõ ràng càng ngày càng đóng vai trò quyết định”705. Giáo huấn này dựa trên niềm tin tưởng rằng “nguồn lực chính yếu của con người là bản thân con người. Nhờ trí thông minh, con người có thể khám phá ra tiềm năng sản xuất của trái đất và nhiều phương cách khác nhau để thoả mãn các nhu cầu của con người”706.


a. Doanh nghiệp và các mục tiêu của doanh nghiệp


338. Doanh nghiệp cần phải mang đặc tính là có khả năng phục vụ công ích của xã hội thông qua việc sản xuất hàng hoá hữu ích và cung cấp các dịch vụ. Khi tìm cách sản xuất hàng hoá và cung cấp các dịch vụ theo đúng kế hoạch là phải đạt hiệu quả và thỏa mãn lợi ích của các bên khác nhau có liên quan, là doanh nghiệp đã tạo ra của cải cho toàn thể xã hội, không những cho các chủ nhân mà còn cho các chủ thể khác có tham gia vào hoạt động kinh doanh này. Bên cạnh chức năng kinh tế đặc thù này, doanh nghiệp còn thực hiện một chức năng xã hội khác, đó là tạo cơ hội để gặp gỡ, hợp tác và phát huy hơn nữa khả năng của những người tham gia. Bởi đó, khi điều hành doanh nghiệp, chiều hướng kinh tế chính là điều kiện giúp chúng ta không những đạt được các mục tiêu kinh tế, mà còn thực hiện được cả những mục tiêu xã hội và luân lý; tất cả các mục tiêu này đều được theo đuổi chung với nhau.

Mục tiêu của một doanh nghiệp cần phải được hội đủ điều kiện về những điều khoản kinh tế và theo tiêu chuẩn kinh tế, nhưng không vì thế mà bỏ quên những giá trị đích thực giúp cá nhân và xã hội được phát triển cách cụ thể. Trong quan điểm đề cao nhân vị và cộng đồng này, “một doanh nghiệp không thể chỉ được coi là một loại ‘xã hội của cải tư bản’, mà còn là một ‘xã hội con người’, trong đó người ta có thể tham gia theo nhiều cách khác nhau và với những trách nhiệm riêng biệt, bất kể là cung cấp vốn cần thiết cho các hoạt động của công ty hay tham gia vào các hoạt động ấy bằng chính sức lao động của mình”707.


339. Tất cả những ai tham gia vào một doanh nghiệp đều cần phải nhớ rằng cộng đồng mà trong đó mình đang làm việc đại diện cho lợi ích của hết mọi người, chứ không phải chỉ là một cơ cấu giúp thoả mãn những quyền lợi cá nhân của một ai đó. Chỉ cần nhận thức như vậy cũng đủ để có thể xây dựng một nền kinh tế nhằm phục vụ nhân loại và có thể lập ra những chương trình cộng tác thực sự giữa các đối tác khác nhau trong lao động.

Một thí dụ rất quan trọng và rất có ý nghĩa về mặt này có thể được tìm thấy trong hoạt động của các tổ chức được gọi là những công ty liên doanh, những doanh nghiệp có tầm mức nhỏ và vừa, những tổ chức thương mại đề cao các sản phẩm thủ công và những doanh nghiệp canh nông có quy mô gia đình. Học thuyết xã hội của Giáo Hội vẫn lưu ý tới sự đóng góp mà các hoạt động kinh tế này mang lại để đề cao giá trị của lao động, làm tăng ý thức trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm xã hội, cổ vũ một nếp sống dân chủ và những giá trị nhân bản, vốn rất quan trọng cho sự tiến bộ của thị trường và của xã hội708.


340. Học thuyết xã hội của Giáo Hội thừa nhận vai trò thích đáng của lợi nhuận, coi đó như chỉ số đầu tiên cho biết một doanh nghiệp hoạt động tốt: “Khi một công ty làm ăn có lời, điều đó có nghĩa là những nhân tố sản xuất đã được công ty ấy sử dụng thích đáng”709. Nhưng điều đó cũng không che lấp được sự kiện là một doanh nghiệp có thể làm ăn có lời, trong khi đó nó lại không phục vụ xã hội cách đúng đắn710. Chẳng hạn, “có thể các tài khoản tài chính của công ty đều ổn thoả, nhưng con người – là tài sản quý giá nhất của công ty – lại bị làm nhục và phẩm giá của họ lại bị xúc phạm”711. Đó là điều xảy ra khi các doanh nghiệp là một bộ phận trong hệ thống văn hoá và xã hội được ghi dấu có sự bóc lột của con người, có xu hướng né tránh những bổn phận đối với công lý xã hội và xâm phạm các quyền lợi của công nhân.

Trong doanh nghiệp, việc theo đuổi cách chính đáng các lợi nhuận rất cần được tổ chức sao cho hài hoà với việc bảo vệ phẩm giá của những người đang làm việc ở những cấp khác nhau trong cùng một công ty. Hai mục tiêu này không hề mâu thuẫn nhau, vì một đàng quả là không thực tế chút nào khi đòi bảo đảm tương lai của công ty mà không chịu sản xuất và cung cấp các hàng hoá và dịch vụ hữu ích, cũng như không chịu tìm kiếm lợi nhuận, mà lợi nhuận lại chính là kết quả của hoạt động kinh tế. Đàng khác, càng cho phép người lao động tự phát triển thì càng làm tăng sản lượng và tính hiệu quả của công việc họ đảm nhận. Một doanh nghiệp phải là một cộng đồng liên đới712, nghĩa là không đóng kín trong những quyền lợi riêng của công ty. Doanh nghiệp phải tiến theo hướng của khoa “sinh thái học xã hội”713 về lao động và phải đóng góp cho công ích bằng cách bảo vệ môi trường tự nhiên.


341. Dù tìm kiếm lợi nhuận cách công bằng là điều có thể chấp nhận được trong các hoạt động kinh tế và tài chính, nhưng cho vay nặng lãi là điều cần phải lên án về mặt luân lý.“Những kẻ nào làm nghề cho vay nặng lãi và thông đồng để kiếm lợi, khiến cho anh chị em trong gia đình nhân loại của mình phải đói khát và chết chóc kể như đã gián tiếp phạm tội giết người, có thể bị quy tội sát nhân”714. Lời lên án này cũng có giá trị cho những quan hệ kinh tế quốc tế, nhất là đối với tình cảnh tại các nước kém phát triển, những nước này không bao giờ bị buộc phải chịu đựng “sự ngược đãi nếu không có những hệ thống cho vay nặng lãi”715. Gần đây, Huấn Quyền đã dùng những lời lẽ rõ ràng và mạnh mẽ để chống lại lề thói này, một thói xấu đáng tiếc đang lan tràn khắp nơi: cho vay nặng lãi được mô tả là một “mối hoạ đã trở thành một thực tế trong thời đại chúng ta và vẫn còn đang bóp nghẹt cuộc sống của nhiều dân tộc”716.


342. Các doanh nghiệp hiện nay đang tiến vào những bối cảnh kinh tế ngày càng trở nên rộng lớn hơn, cũng là bối cảnh trong đó Nhà Nước lộ rõ giới hạn trong việc quản trị những tiến trình thay đổi quá nhanh, làm ảnh hưởng tới các quan hệ kinh tế và tài chính quốc tế. Tình hình này sẽ đưa các doanh nghiệp tới chỗ phải lãnh lấy trách nhiệm vừa mới mẻ vừa lớn lao so với quá khứ. Chưa bao giờ vai trò của các doanh nghiệp lại mang tính quyết định như thế đối với sự phát triển toàn diện thật sự của con người trong tình liên đới. Một yếu tố cũng có tính quyết định như thế là các doanh nghiệp phải nhận thức được rằng “sự phát triển phải được chia đều trong cộng đồng đến mọi khu vực trên thế giới hoặc phải rơi vào tình trạng thoái hoá, ngay cả ở những khu vực được ghi nhận là có sự tiến bộ liên tục. Điều này cho chúng ta hiểu thêm rất nhiều về bản chất của một sự phát triển đích thực: hoặc đó là sự phát triển mà mọi quốc gia trên thế giới đều tham gia, hoặc đó không phải là sự phát triển chân chính”717.


b. Vai trò của các chủ doanh nghiệp và việc quản lý


343. Sáng kiến kinh tế là một sự biểu hiện của trí thông minh con người và của sự cần thiết phải đáp ứng các nhu cầu của con người một cách vừa sáng tạo vừa hợp tác. Sáng tạo và hợp tác là những dấu hiệu cho biết thế nào là cạnh tranh kinh doanh đúng đắn: ‘cạnh tranh’ (cumpetere) (theo nghĩa chữ) là cùng nhau tìm kiếm những giải pháp thích đáng nhất để đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu vừa nảy sinh. Ý thức trách nhiệm, xuất phát từ những sáng kiến kinh tế tự do, không những sẽ mang hình thức là một đức tính cá nhân, rất cần để cá nhân được phát triển, mà còn mang hình thức của một đức tính xã hội, cũng rất cần cho một cộng đồng liên đới với nhau được phát triển. “Những đức tính quan trọng cần phải có trong tiến trình này, như siêng năng, cần mẫn, khôn ngoan trong việc ứng phó với những rủi ro hợp lý, đáng tín nhiệm và trung thành trong các mối quan hệ liên vị, cũng như can đảm thực hiện các quyết định tuy khó khăn và có thể gây đau khổ nhưng cần thiết cho toàn bộ hoạt động của một doanh nghiệp lẫn việc đối phó với những trở ngại có thể xuất hiện”718.


344. Vai trò của các chủ doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp có tầm quan trọng chủ yếu dựa vào quan điểm của xã hội, vì họ là trung tâm của cả một hệ thống bao gồm những quan hệ kỹ thuật, thương mại, tài chính và văn hoá, là những đặc điểm của thực tế kinh doanh hiện nay. Vì các hoạt động kinh doanh ngày càng phức tạp, nên các quyết định do các công ty đưa ra sẽ gây rất nhiều hậu quả quan trọng có liên quan với nhau, cả trong địa hạt kinh tế lẫn trong địa hạt xã hội. Chính vì lý do đó, khi thi hành trách nhiệm, đòi hỏi các chủ doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp phải luôn luôn nghĩ tới những động cơ luân lý cần thiết để hướng dẫn những lựa chọn của những người có trách nhiệm, thêm vào đó là phải cập nhật đầy đủ những động cơ này, đây chính là mục tiêu của những cố gắng liên tục.

Các chủ doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp không được chỉ cứu xét các mục tiêu kinh tế của công ty, những tiêu chuẩn làm sao cho có hiệu năng kinh tế và đặc biệt chăm lo đến “tư bản”, tức là tổng số các phương tiện sản xuất của công ty; họ còn có nghĩa vụ tôn trọng cách cụ thể phẩm giá của những người lao động trong công ty nữa719. Những người lao động này là “tài sản quý giá nhất của công ty”720 và là nhân tố đóng vai trò quyết định của việc sản xuất721. Trong những quyết định quan trọng liên quan đến chiến lược và tài chính, trong những quyết định mua bán, thay đổi quy mô, đóng cửa hay sáp nhập một công ty, không được coi các tiêu chuẩn tài chính và thương mại là những tiêu chuẩn duy nhất cần cứu xét.


345. Học thuyết xã hội của Giáo Hội lưu ý tới một nhu cầu mà các chủ doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp phải đáp ứng, đó là cố gắng tổ chức lao động thế nào để thăng tiến gia đình, nhất là giúp các bà mẹ trong việc chu toàn nghĩa vụ riêng của mình722; đó là dựa trên một quan điểm toàn diện về con người và sự phát triển, cố gắng đáp ứng yêu cầu về chất lượng của các hàng hoá được sản xuất và tiêu thụ, cũng như chất lượng của các dịch vụ cần cung ứng cho con người, chất lượng của môi trường và chất lượng của đời sống nói chung”723; đó là đầu tư vào những địa điểm và những khu vực sản xuất để khi đã có các điều kiện kinh tế cần thiết và các điều kiện chính trị ổn định, các cá nhân và các dân tộc có “cơ hội tận dụng tốt sức lao động của mình”724.

--------------------------------------------------------------------------------------------------

702 x. Giáo lý Giáo hội Công giáo, 2429; x. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et

Spes, 63: AAS 58 (1966), 1084-1085; Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus

Annus, 48: AAS 83 (1991), 852-854; Gioan Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo Rei

Socialis, 15: AAS 80 (1988), 528-530; Gioan Phaolô II, Thông điệp Laborem

Exercens, 17: AAS 73 (1981), 620-622; Gioan XXIII, Thông điệp Mater et Magistra:

AAS 53 (1961), 413-415.

703 Gioan Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis, 15: AAS 80 (1988), 529; x.

Giáo lý Giáo hội Công giáo, 2429.

704 x. Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus, 16: AAS 83 (1991), 813-814.

705 Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus, 32: AAS 83 (1991), 833.

706 Ibid.

707 x. Thông điệp Centesimus Annus, 43: AAS 83 (1991), 847.

708 x. Gioan XXIII, Thông điệp Mater et Magistra: AAS 53 (1961), 422-423.

709 Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus, 35: AAS 83 (1991), 837.

710 x. Giáo lý Giáo hội Công giáo, 2424.

711 Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus, 35: AAS 83 (1991), 837.

712 x. Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus, 43: AAS 83 (1991), 846-848.

713 Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus, 38: AAS 83 (1991), 841.

714 x. Giáo lý Giáo hội Công giáo, 2269.

715 x. Giáo lý Giáo hội Công giáo, 2438.

716 Gioan Phaolô II, Bài Giáo lý tại buổi triều yết chung (04-02-2004), 3: L’Osservatore

Romano, bản Anh ngữ, 11-02-2004, p.11.

717 Gioan Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis, 17: AAS 80 (1988), 532.

718 Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus, 32: AAS 83 (1991), 833.

719 x. Giáo lý Giáo hội Công giáo, 2432.

720 Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus, 35: AAS 83 (1991), 837.

721 x. Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus, 32: AAS 83 (1991), 832-835.

722 x. Gioan Phaolô II, Thông điệp Laborem Exercens, 19: AAS 73 (1981), 625-629.

723 Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus, 36: AAS 83(1991), 838.

724 Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus, 36: AAS 83 (1991), 840.

IV. CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ PHỤC VỤ CON NGƯỜI


346. Một trong các vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong kinh tế là việc sử dụng các nguồn lực725, tức là sử dụng tất cả hàng hoá và dịch vụ mà các thành phần kinh tế – từ nhà sản xuất đến người tiêu thụ trong phạm vi cá nhân cũng như cộng đồng – cho là có giá trị vì chúng hữu ích cho nhà sản xuất lẫn người tiêu thụ. Tài nguyên thiên nhiên đang khan hiếm về số lượng, nghĩa là mỗi chủ thể kinh tế cá nhân hay xã hội đều nhất thiết phải nghĩ tới kế hoạch sử dụng các tài nguyên ấy một cách hết sức hợp lý, theo logic của “nguyên tắc tiết kiệm”. Muốn có giải pháp hữu hiệu cho một vấn đề kinh tế tổng quát và căn bản hơn, là vấn đề phương tiện bị giới hạn để đáp ứng nhu cầu của cá nhân và xã hội, nhu cầu riêng tư hay nhu cầu chung, cũng như muốn toàn bộ hệ thống kinh tế được hữu hiệu về mặt cơ chế và chức năng, thì phải dựa theo nguyên tắc tiết kiệm trên đây. Muốn được hữu hiệu như vừa kể, các tác nhân khác nhau có liên quan như thị trường, Nhà Nước và các đoàn thể xã hội trung gian đều phải phát huy trách nhiệm và tận dụng khả năng của mình.


a. Vai trò của thị trường tự do


347. Thị trường tự do là một định chế có tầm quan trọng xã hội vì nó có khả năng bảo đảm cho việc sản xuất hàng hoá và cung ứng các dịch vụ được kết quả thực sự. Theo lịch sử, thị trường tự do đã tỏ ra có khả năng khởi xuớng và duy trì sự phát triển kinh tế qua nhiều thời kỳ lâu dài. Chúng ta có lý do chắc chắn để tin rằng trong nhiều tình huống, “thị trường tự do là công cụ hữu hiệu nhất để con người sử dụng các nguồn lực và đáp ứng các nhu cầu cách hữu hiệu”726. Học thuyết xã hội của Giáo Hội đánh giá cao các lợi ích chắc chắn mà cơ chế của thị trường tự do có thể đem lại, nhờ biết sử dụng các nguồn lực cách tốt hơn và biết tạo điều kiện để hàng hoá được trao đổi cách thuận lợi hơn. Quan trọng hơn hết là những cơ chế ấy “… đã đặt trọng tâm vào ước muốn và sở thích của con người, mà thông qua một hợp đồng, để đáp ứng các ước muốn và sở thích của người khác”727.

Một thị trường cạnh tranh thực sự chính là một công cụ hữu hiệu để con người đạt được các mục tiêu quan trọng của công lý: đó là điều hoà các lợi nhuận quá đáng của các doanh nghiệp cá thể, đáp ứng các yêu cầu của người tiêu thụ, sử dụng và bảo tồn các nguồn lực cách hiệu quả hơn, tưởng thưởng xứng đáng cho việc điều hành và cải tiến, thực hiện hữu ích thông tin để người ta có thể so sánh và mua bán các hàng hoá trong bầu khí cạnh tranh lành mạnh.


348. Không thể đánh giá thị trường tự do một cách độc lập với các mục tiêu mà thị trường tự do muốn thực hiện và độc lập với các giá trị mà thị trường ấy đem đến ở mức độ tác động vào xã hội. Thật vậy, thị trường không thể tìm ra các nguyên tắc để hợp pháp hoá nơi chính bản thân thị trường; việc thiết lập một mối tương quan chính đáng giữa phương tiện và mục đích tuỳ thuộc vào lương tâm của mỗi cá nhân và trách nhiệm của chính quyền728. Lợi nhuận riêng lẻ của một tổ chức kinh tế, dù có hợp pháp đến đâu, cũng không bao giờ trở nên mục tiêu duy nhất của thị trường. Cùng với mục tiêu này, còn có một mục tiêu khác, cũng căn bản không kém nhưng thuộc về một trật tự cao hơn: đó là sự hữu ích cho xã hội, điều này được tạo ra không phải trong thế đối nghịch mà trong thế đồng hành với logic của thị trường. Khi thị trường tự do thực hiện được các chức năng quan trọng đã nói trên là nó đã phục vụ được ích chung và sự phát triển toàn diện của con người. Tuy nhiên, sự đảo ngược mối quan hệ giữa phương tiện và mục đích có thể làm cho thị trường bị thoái hoá thành một tổ chức phi nhân và tha hoá, với những hậu quả không thể kiểm soát được.


349. Học thuyết xã hội của Giáo Hội vừa nhìn nhận thị trường là một công cụ không thể thay thế được để điều hoà các hoạt động bên trong của hệ thống kinh tế, vừa chỉ cho thấy thị trường cần phải bám chặt vào các mục tiêu đạo đức của nó, nhằm bảo đảm và quy định cách thích hợp không gian mà trong đó thị trường có thể hoạt động một cách độc lập729. Chúng ta không thể đồng ý với quan điểm cho rằng chỉ có thị trường mới có nhiệm vụ cung cấp hết mọi loại hàng hoá, vì quan điểm ấy đã dựa trên một cái nhìn quá giản lược về con người và xã hội730. Đứng trước “nguy cơ ‘thần thánh hoá’ thị trường” như thế, học thuyết xã hội của Giáo Hội đã lưu ý tới những giới hạn của thị trường, như chúng ta có thể dễ dàng thấy qua tình trạng thị trường không thể thoả mãn các nhu cầu quan trọng của con người, là những nhu cầu đòi những loại hàng hoá “mà theo bản chất không phải và không thể chỉ đơn thuần là những đồ dùng”731, những loại hàng hoá không thể mua cũng không thể bán theo quy luật “trao đổi tương đương” và theo logic của các hợp đồng, vốn là những hình thức hoạt động tiêu biểu của thị trường.


350. Thị trường có một chức năng xã hội đầy ý nghĩa trong xã hội hiện nay, vì vậy cần nhận ra những tiềm năng tích cực nhất của thị trường và cần tạo những điều kiện cho phép các tiềm năng ấy được sử dụng cách cụ thể. Các nhà điều hành thị trường phải được tự do thật sự để so sánh, lượng giá và lựa chọn các giải pháp trong nhiều giải pháp khác nhau. Tuy nhiên, sự tự do trong lĩnh vực kinh tế cần phải được điều tiết lại bởi các chuẩn mực luật pháp thích hợp, để thị trường có thể phục vụ sự tự do toàn diện của con người. “Tự do kinh tế mới chỉ là một phần trong sự tự do của con người. Khi để thị trường độc lập hoàn toàn, khi con người được coi là nhà sản xuất hay người tiêu thụ hàng hoá hơn là một chủ thể tạo ra và tiêu thụ hàng hoá để sống, lúc đó sự tự do kinh tế sẽ đánh mất mối tương quan cần thiết với con người và sẽ kết thúc bằng việc làm tha hoá và đàn áp con người”732.


b. Hành động của Nhà Nước


351. Hành động của Nhà Nước và của các cơ quan công quyền khác phải ăn khớp với nguyên tắc bổ trợ và phải tạo ra những tình huống thuận lợi cho mọi người được tự do hoạt động kinh tế. Hành động ấy cũng phải xuất phát từ nguyên tắc liên đới, và phải đặt ra được những giới hạn cho sự độc lập của các bên, để có thể bảo vệ những bên yếu kém hơn733. Thật vậy, liên đới mà không bổ trợ có thể dễ dàng thoái hoá thành một “quốc gia chỉ sống bằng phúc lợi”, nhưng bổ trợ mà không liên đới sẽ có nguy cơ khuyến khích các hình thức địa phương khép kín. Để tôn trọng cả hai nguyên tắc căn bản ấy, sự can thiệp của Nhà Nước trong môi trường kinh tế phải vừa không được xâm chiếm tất cả vừa không được né tránh hoàn toàn, mà phải cân xứng với các nhu cầu thật của xã hội. “Nhà Nước có nghĩa vụ bảo vệ hoạt động kinh doanh bằng cách tạo những điều kiện bảo đảm cho có nhiều công ăn việc làm, bằng cách cổ vũ những hoạt động nào còn thiếu hay bằng cách nâng đỡ những hoạt động đang trong thời kỳ khủng hoảng. Nhà Nước còn có nghĩa vụ xa hơn là can thiệp vào mỗi khi các doanh nghiệp độc quyền gây trì hoãn hay trở ngại cho sự phát triển. Ngoài những nhiệm vụ điều hoà và hướng dẫn sự phát triển, trong những tình huống ngoại lệ, Nhà Nước cũng có thể thi hành chức năng thay thế”734.


352. Nhiệm vụ căn bản của Nhà Nước trong các vấn đề kinh tế là xác định một khung pháp lý thích hợp để điều hành các sự việc kinh tế, hầu bảo đảm nguyên vẹn “những điều kiện tiên quyết của một nền kinh tế tự do, giả thiết như một sự bình đẳng nào đó giữa các bên, làm sao cho bên này không quá mạnh để bắt bên kia phụ thuộc mình”735. Hoạt động kinh tế, nhất là trong bối cảnh của thị trường tự do, không thể được tiến hành trong một khuôn khổ thể chế, pháp lý hay chính trị vô nghĩa. “Ngược lại, hoạt động kinh tế đòi phải có những sự bảo đảm chắc chắn cho sự tự do cá nhân và quyền tư hữu, cũng như một hệ thống tiền tệ ổn định và các dịch vụ công cộng hữu hiệu”736. Để chu toàn nhiệm vụ này, Nhà Nước phải chấp nhận một nền pháp chế thích hợp, đồng thời phải hướng dẫn các chính sách kinh tế và xã hội sao cho Nhà Nước không can dự vào các hoạt động thị trường khác nhau, và sao cho khi thực hiện các hoạt động ấy, người ta không bị và mãi mãi không bị khống chế bởi các kiến trúc thượng tầng và các sự kiềm chế độc đoán, hay tệ hơn là các kiến trúc thượng tầng và các sự kiềm chế độc tài.


353. Thị trường và Nhà Nước cần phải làm việc ăn ý với nhau và hỗ trợ nhau. Thật ra, thị trường tự do chỉ có thể tạo ảnh hưởng có lợi trên toàn bộ công chúng khi Nhà Nước được tổ chức thế nào để xác định được và định hướng được việc phát triển kinh tế, bằng cách vừa tuân thủ các quy tắc minh bạch và công bằng, vừa can thiệp trực tiếp - chỉ trong thời hạn hết sức cần thiết737 - khi thị trường không đủ khả năng đạt được mức hiệu quả mong muốn và khi phải áp dụng nguyên tắc tái phân phối sao cho hiệu quả. Có vài khu vực trong đó tuy đã sử dụng các cơ chế có sẵn, thị trường vẫn không thể bảo đảm cho hàng hoá và những dịch vụ cần thiết cho sự phát triển của các công dân được phân phối công bằng. Trong những trường hợp ấy, những sự bổ sung giữa Nhà Nước và thị trường lúc nào cũng là cần thiết.


354. Nhà Nước có thể khuyến khích các công dân và các doanh nghiệp đẩy mạnh công ích bằng cách đưa ra một chính sách kinh tế hỗ trợ sự tham gia của mọi công dân vào các hoạt động sản xuất. Chính vì tôn trọng nguyên tắc bổ trợ, các chính quyền phải nhanh chóng tìm kiếm những điều kiện giúp phát triển các khả năng sáng kiến của cá nhân, phát triển tinh thần độc lập và trách nhiệm cá nhân của các công dân, tránh những sự can thiệp nào có thể chi phối lực lượng doanh nghiệp một cách không thích đáng.

Với quan điểm hướng đến công ích, cần phải luôn luôn theo đuổi mục tiêu với sự quyết tâm bền bỉ là tạo được một thế quân bình thích đáng giữa sự tự do của cá nhân với hành động của chính quyền, vừa được coi như một sự can thiệp trực tiếp vào các vấn đề kinh tế vừa được đánh giá như một cách hỗ trợ sự phát triển kinh tế. Nhưng dù ở trong tình huống nào, sự can thiệp của chính quyền cũng phải diễn ra một cách công bằng, hợp lý và hữu hiệu, không thay thế hẳn hoạt động của các cá nhân, nếu không sẽ đi ngược lại quyền của các công dân là được tự do thực hiện các sáng kiến kinh tế. Trong những trường hợp ấy, Nhà Nước làm hại xã hội: vì can thiệp trực tiếp sâu rộng cuối cùng sẽ tước đoạt khỏi người công dân tinh thần trách nhiệm, đồng thời sẽ làm phát triển thái quá các cơ quan chính quyền, là những tổ chức thường sẽ làm việc theo kiểu quan liêu hơn là nhằm thoả mãn các nhu cầu của con người738.


355. Thu nhập từ thuế và các chi tiêu công cộng đóng vai trò rất quan trọng về mặt kinh tế trong mọi cộng đồng dân sự và chính trị. Mục tiêu phải nhắm tới ở đây là việc tài trợ của Nhà Nước phải làm sao tự nó có thể trở thành công cụ phục vụ sự phát triển và liên đới.Việc tài trợ của Nhà Nước cách công bằng, thực tế và hữu hiệu sẽ luôn luôn có những tác dụng tích cực trên nền kinh tế, vì nó sẽ thúc đẩy sự gia tăng công ăn việc làm, duy trì việc kinh doanh cũng như các hoạt động phi lợi nhuận, và làm tăng uy tín của Nhà Nước: Nhà Nước trở thành người bảo đảm cho hệ thống an sinh và bảo vệ xã hội, có mục đích trên hết là bảo vệ các thành phần yếu kém nhất của xã hội.

Việc chi tiêu công cộng sẽ thực sự phục vụ công ích khi người ta tuân thủ một số nguyên tắc căn bản sau đây: nộp thuế739 là một phần trong nghĩa vụ liên đới của mọi người; áp dụng các mức thuế cách công bằng và hợp lý740; giữ sự chính xác và thanh liêm trong việc quản lý và phân phối các nguồn lợi chung741. Khi phân phối lại các nguồn lợi, việc chi tiêu công cộng phải tuân thủ các nguyên tắc liên đới, công bằng và sử dụng các tài năng. Đồng thời cũng phải chú ý hơn tới các gia đình bằng cách dành một số nguồn lợi thích đáng cho mục tiêu này742.


c. Vai trò của các đoàn thể trung gian


356. Hệ thống kinh tế - xã hội cần phải có sự hiện diện hai mặt của hoạt động công và hoạt động tư, kể cả những hoạt động tư phi lợi nhuận. Theo hướng này nhiều trung tâm khác nhau đưa ra quyết định và hoạch định hoạt động đã hình thành. Việc sử dụng những loại hàng hoá nào, chẳng hạn như hàng hoá tập thể và hàng hoá nào dành cho mọi người, không thể tuỳ thuộc các cơ chế máy móc của thị trường743, cũng không thể chỉ tuỳ thuộc thẩm quyền Nhà Nước. Nhiệm vụ của Nhà Nước đối với những hàng hoá ấy là tận dụng mọi sáng kiến về xã hội và kinh tế của các đoàn thể trung gian nhằm đem lại hiệu quả chung. Xã hội dân sự khi được tổ chức thành những tập thể trung gian như thế sẽ có khả năng đạt được ích chung bằng cách tham gia cộng tác và bổ túc một cách hữu hiệu mà vẫn tôn trọng Nhà Nước và thị trường. Nhờ đó, nó thúc đẩy sự phát triển một nền dân chủ kinh tế thích hợp. Trong bối cảnh ấy, sự can thiệp của Nhà Nước cần phải mang sắc thái liên đới thật sự, mà sự liên đới này phải luôn đi đôi với việc bổ trợ.


357. Những tổ chức tư nhân phi lợi nhuận cũng có vai trò riêng của mình trong lĩnh vực kinh tế. Những tổ chức ấy có đặc điểm là không ngại tìm cách liên kết tính hiệu quả trong sản xuất với sự liên đới. Nói chung, các tổ chức ấy được xây dựng dựa trên sự thoả thuận liên kết và cho thấy có một cách suy nghĩ chung giữa các thành viên tham gia các tổ chức. Nhà Nước được mời gọi hãy tôn trọng các tổ chức ấy đúng với bản chất của chúng và sử dụng những nét khác biệt của chúng, thực hành nguyên tắc bổ trợ, là nguyên tắc nền tảng đòi phải tôn trọng và cổ vũ cho phẩm giá và trách nhiệm độc lập của phía “được bổ trợ”.


d. Tiền tiết kiệm và hàng tiêu dùng


358. Những người tiêu thụ nào có khả năng mua sắm rộng rãi, không chỉ để tồn tại mà thôi, thường có ảnh hưởng rất lớn trên tình hình kinh tế bởi những quyết định tự do của mình, như muốn chi tiêu vào các hàng tiêu dùng hay muốn tiết kiệm. Thật vậy, khả năng ảnh hưởng lên các sự lựa chọn trong địa hạt kinh tế nằm trong tay những người phải quyết định nên đặt nguồn tài chính của mình vào đâu. Hiện nay nhiều hơn trước kia, người ta có thể đánh giá các sự lựa chọn không chỉ dựa vào lợi nhuận hy vọng thu về và sự rủi ro tương đối, mà còn bằng cách thẩm định giá trị của các dự án đầu tư đang được các nguồn ấy tài trợ, trong sự ý thức rằng “quyết định đầu tư vào chỗ này thay vì chỗ kia, trong địa hạt sản xuất này thay vì địa hạt khác, luôn luôn là một sự lựa chọn mang tính luân lý và văn hoá”744.


359. Phải sử dụng sức mua sắm trong khuôn khổ những đòi hỏi luân lý về công lý và liên đới, và trong khuôn khổ các trách nhiệm xã hội cụ thể. Người ta không bao giờ được quên “nghĩa vụ bác ái…, là nghĩa vụ phải cho đi từ thứ ‘dư dật’ của mình, đôi khi còn lấy cả những cái mình cần để cung cấp điều cần thiết nhất cho sự sống của một người nghèo”745. Trách nhiệm này sẽ làm cho người tiêu thụ, nhờ các thông tin được phổ biến rộng rãi hơn, có khả năng điều khiển hoạt động của nhà sản xuất, qua những sự ưa thích mà cá nhân hay tập thể dành cho sản phẩm của các công ty này hơn là sản phẩm của các công ty khác, sau khi đã cứu xét không những giá cả và chất lượng của những hàng hoá đang được mua bán, mà còn cứu xét cả điều kiện làm việc trong công ty và mức độ bảo vệ môi trường tự nhiên tại nơi công ty hoạt động.


360. Hiện tượng chỉ biết có tiêu thụ càng khiến người ta có xu hướng thiên về ‘sở hữu’ hơn là ‘hiện hữu’. Điều này đã làm rối loạn “các tiêu chuẩn giúp phân biệt đúng đắn những hình thức vừa mới mẻ vừa cao cấp hơn đang làm thoả mãn các nhu cầu của con người, với những nhu cầu mới mẻ và giả tạo gây trở ngại cho việc đào tạo con người trưởng thành”746. Để chống lại hiện tượng này, cần phải tạo ra “những lối sống, lấy việc tìm kiếm chân, thiện, mỹ và hiệp thông với người khác vì sự phát triển chung, làm những nhân tố cho người ta dựa vào mà quyết định lựa chọn mua sắm, tiết kiệm hay đầu tư”747. Không thể chối cãi là các nếp sống đang bị ảnh hưởng sâu đậm bởi các bối cảnh xã hội khác nhau, và vì lý do đó mà ngày nay chúng ta phải đương đầu một cách kiên quyết hơn với sự thách thức về văn hoá mà chủ nghĩa tiêu thụ đang đặt ra cho chúng ta, và trên hết phải luôn nghĩ đến các thế hệ tương lai, là những người có nguy cơ phải sống trong một môi trường tự nhiên đã bị chủ nghĩa tiêu thụ thái quá và vô trật tự tàn phá748.

------------------------------------------------------------------------------------------------

726 Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus, 34: AAS 83 (1991), 835.

727 Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus, 34: AAS 83 (1991), 843.

728 x. Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus, 41: AAS 83 (1991), 843-845.

729 x. Phaolô VI, Tông thư Octogesima Adveniens, 41: AAS 63 (1971), 429-430.

730 x. Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus, 34: AAS 83 (1991), 835-836.

731 Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus, 40: AAS 83 (1991), 843; x. Giáo lý

Giáo hội Công giáo, 2425.

732 Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus, 39: AAS 83 (1991), 843.

733 x. Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus, 15: AAS 83 (1991), 811-813.

734 Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus, 48: AAS 83 (1991), 853; x. Giáo lý

Giáo hội Công giáo, 2431.

735 Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus, 15: AAS 83 (1991), 811.

736 Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus, 48: AAS 83 (1991), 852-853; x.

Giáo lý Giáo hội Công giáo, 2431.

737 x. Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus, 48: AAS 83 (1991), 852-854.

738 x. Ibid.

739 x. CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 30: AAS 58 (1966), 1049-1050.

740 x. Gioan XXIII, Thông điệp Mater et Magistra: AAS 53 (1961), 433-434, 438.

741 x, Piô XI, Thông điệp Divini Redemptoris: AAS 29 (1966), 103-104.

742 x. Piô XII, Thông điệp Truyền thanh nhân kỷ niệm 50 năm Thông điệp Rerum

Novarum, 21: AAS 33 (1941), 202; Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus,

49: AAS 83 (1991), 854-856; Gioan Phaolô II, Tông huấn Familiaris Consortio, 45:

AAS 74 (1982), 136-137.

743 x. Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus, 40: AAS 83 (1991), 843.

744 Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus, 35: AAS 83 (1991), 839-840.

745 Ibid.

746 Ibid.

747 Ibid.

748 x. Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus, 37: AAS 83 (1991), 840.

V. “NHỮNG ĐIỀU MỚI MẺ” TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ


a. Toàn cầu hoá: những cơ may và rủi ro


361. Kỷ nguyên chúng ta hiện nay đang được đánh dấu bởi một hiện tượng phức tạp, là sự toàn cầu hoá về kinh tế và tài chính: đó là một quá trình tích hợp dần dần các nền kinh tế của các nước qua việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ, cũng như qua những giao dịch tài chính. Trong quá trình này, ngày càng có nhiều người liên quan tới lĩnh vực kinh tế sẽ phải chấp nhận một cái nhìn bao quát hơn mỗi khi lựa chọn làm điều gì có liên quan đến sự tăng trưởng và lợi nhuận trong tương lai. Viễn tượng mới của một xã hội toàn cầu không chỉ đơn giản là ngày càng có nhiều mối quan hệ kinh tế và tài chính giữa các lực lượng của quốc gia đang làm việc tại nhiều nước khác nhau – những lực lượng này lúc nào cũng có – mà còn là bản chất của hệ thống các mối quan hệ đang phát triển này lại đang toả rộng khắp nơi và hoàn toàn bất ngờ chưa từng thấy. Các thị trường tài chính càng ngày càng đóng vai trò trung tâm và mang tính quyết định. Sau khi sự trao đổi vốn và luân chuyển vốn được tự do hoá, các thị trường ấy đã phát triển theo những chiều hướng ngày càng mở rộng đáng kể và nhanh chóng không thể tưởng tượng được, tới mức các nhân viên thị trường này có thể chuyển giao vốn với một số lượng hết sức lớn từ chỗ này sang chỗ khác của hành tinh “ngay trong tích tắc”. Đây là một thực tế đa diện rất khó nắm bắt, vì nó bành trướng ở nhiều cấp độ khác nhau và liên tục tiến hoá theo những hướng mà chúng ta không dễ gì dự đoán.


362. Toàn cầu hoá làm nảy sinh nhiều hy vọng mới, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề phiền phức749. Toàn cầu hoá có thể tạo ra những kết quả khả dĩ mang lại lợi ích cho toàn thể nhân loại. Nhờ những sự phát triển chóng mặt trong lĩnh vực viễn thông, hệ thống quan hệ kinh tế và tài chính đã tăng trưởng tới mức có thể vừa giúp hạ phí tổn truyền thông xuống một cách đáng kể, vừa có được những công nghệ truyền thông mới mẻ, đồng thời thúc đẩy nhanh hơn tiến trình làm cho sự trao đổi thương mại và các giao dịch tài chính được lan rộng khắp thế giới. Nói cách khác, hai hiện tượng toàn cầu hoá kinh tế - tài chính và sự tiến bộ trong công nghệ đã củng cố cho nhau, khiến cho toàn bộ tiến trình chuyển tiếp trong giai đoạn hiện tại được vô cùng nhanh chóng.

Khi phân tích bối cảnh hiện tại, ngoài việc nhận ra các cơ hội đang mở ra trong kỷ nguyên kinh tế toàn cầu, người ta cũng nhận thấy những rủi ro gắn liền với những chiều hướng mới trong các quan hệ thương mại và tài chính. Thật vậy, có nhiều dấu chỉ cho thấy có xu hướngcác sự bất bình đẳng ngày càng tăng cao giữa các nước tiên tiến và các nước đang phát triển, cũng như ngay trong chính các nước đã công nghiệp hoá. Những tiến trình trên đây giúp nhiều người càng ngày càng giàu về kinh tế, nhưng cũng làm nhiều người càng ngày càng nghèo đi.


363. Chăm lo cho ích chung có nghĩa là phải tận dụng các cơ hội mới để tái phân phối của cải giữa các khu vực khác nhau trên hành tinh, làm sao cho những người kém may mắn được hưởng lợi, những người mà cho đến nay vẫn bị loại trừ hay bị đẩy ra ngoài những tiến bộ xã hội và kinh tế750. “Nói cách vắn gọn, thách đố đặt ra là làm sao bảo đảm cho việc toàn cầu hoá diễn ra trong sự liên đới, một sự toàn cầu hoá mà trong đó không có ai bị gạt ra ngoài”751. Sự tiến bộ về công nghệ này tự nó đã có nguy cơ là không được phân phối công bằng giữa các quốc gia. Thật vậy, những cải tiến công nghệ có thể xâm nhập và lan tràn trong một cộng đồng nào đó chỉ khi nào những người thụ hưởng những cải tiến ấy có một kiến thức và một nguồn tài chính ở mức tối thiểu. Rõ ràng là vì có sự chênh lệnh rất lớn giữa các quốc gia với nhau liên quan tới việc tiếp cận kiến thức kỹ thuật - khoa học và tiếp cận các sản phẩm công nghệ mới mẻ nhất, nên tiến trình toàn cầu hoá cuối cùng đã làm tăng, hơn là làm giảm, sự bất bình đẳng giữa các quốc gia về sự phát triển kinh tế và xã hội. Với bản chất của sự năng động hiện thời, việc lưu thông nguồn vốn cách tự do tự nó không đủ sức để lấp đầy hố ngăn cách giữa các quốc gia đang phát triển với các quốc gia tiến bộ hơn.


364. Thương mại là một yếu tố căn bản làm nên các quan hệ kinh tế thế giới, góp phần quyết định vào việc chuyên biệt hoá một số kiểu sản xuất và sự tăng trưởng kinh tế tại nhiều quốc gia. Hiện nay, hơn bao giờ hết, nếu được định hướng thích đáng, thương mại quốc tế sẽ giúp đẩy mạnh sự phát triển, có thể tạo ra nhiều công ăn việc làm mới, cũng như mang lại những nguồn lợi rất hữu ích. Giáo huấn xã hội của Giáo Hội vẫn thường kêu gọi mọi người chú ý tới những sai lạc trong hệ thống thương mại thế giới752, mà do những chính sách bảo hộ, thường tỏ ra kỳ thị các sản phẩm đến từ các nước nghèo hơn, và vì thế, cản trở sự tăng trưởng hoạt động công nghiệp trong các nước ấy và cản trở việc chuyển giao công nghệ cho các nước ấy753. Chính vì chứng kiến tình trạng cứ liên tục xấu đi trong việc trao đổi các nguyên liệu thô và sự ngăn cách ngày càng lớn giữa các nước giàu và các nước nghèo, nên huấn quyền xã hội của Giáo Hội đã phải gấp rút nói lên tầm quan trọng của các tiêu chuẩn đạo đức, kêu gọi lấy đó làm nền tảng cho các quan hệ kinh tế thế giới như: theo đuổi công ích và mục tiêu phổ quát của của cải; công bằng trong các quan hệ thương mại; quan tâm tới quyền lợi và nhu cầu của người nghèo mỗi khi đưa ra chính sách có liên quan tới thương mại và sự hợp tác quốc tế. Bằng không, “các nước nghèo sẽ vẫn cứ nghèo, còn các nước giàu sẽ ngày càng giàu hơn”754.


365. Muốn có một sự liên đới tương xứng trong kỷ nguyên toàn cầu hoá này, người ta phải bảo vệ các quyền của con người. Về điểm này, Huấn Quyền đã chỉ rõ hiện nay người ta không những chưa có được một “cái nhìn về một thẩm quyền quốc tế có năng lực phục vụ các quyền con người, phục vụ tự do và hoà bình, mà trong cộng đồng thế giới, người ta còn do dự rất nhiều về bổn phận phải tôn trọng và phải thực hiện các quyền con người. Bổn phận này có liên hệ đến hết mọi quyền căn bản, không cho phép chúng ta tuỳ tiện chọn lựa quyền nào để từ đó hợp pháp hoá một số hình thức kỳ thị và bất công. Cũng thế, chúng ta đang chứng kiến sự xuất hiện một hố ngăn cách đáng báo động giữa một loạt các “quyền” mới đang được cổ vũ tại những nước tiên tiến - kết quả của tình trạng thịnh vượng và áp dụng công nghệ mới mẻ - với những quyền căn bản hơn vẫn chưa được đáp ứng, nhất là tại các nước chậm phát triển. Ở đây, chúng ta muốn nói tới quyền có lương thực và nước sạch, quyền có nhà ở và được an toàn, quyền tự quyết và độc lập chẳng hạn, là những quyền vẫn còn lâu lắm mới được bảo đảm và thực hiện”755.


366. Song song với việc toàn cầu hoá ngày càng lan rộng, các tổ chức khác nhau của xã hội dân sự càng phải nhận thức một cách trưởng thành hơn về những nhiệm vụ mới mà mình đang được mời gọi đảm nhận ở cấp độ toàn cầu. Cũng nhờ hành động quyết liệt của các tổ chức ấy mà người ta mới có thể đặt tiến trình phát triển kinh tế và tài chính ở cấp toàn cầu hiện nay vào một khuôn khổ bảo đảm có sự tôn trọng các quyền của cá nhân và của các dân tộc, cũng như bảo đảm có sự phân phối công bằng các nguồn lợi ngay trong một quốc gia và giữa các quốc gia với nhau: “sự tự do thương mại chỉ tốt đẹp khi nó phù hợp với những đòi hỏi của công lý”756.

Phải đặc biệt chú ý tới những nét riêng của mỗi địa phương và những sự khác biệt về văn hoá, có thể bị đe doạ bởi tiến trình kinh tế và tài chính đang diễn ra: “Không được coi việc toàn cầu hoá là một phiên bản mới của chế độ thực dân. Toàn cầu hoá phải tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá; đó chính là điểm then chốt để hiểu được cuộc sống trong thế hài hoà phổ quát giữa các dân tộc. Cách riêng, không được lấy đi của người nghèo những gì đối với họ vẫn còn quý giá, kể cả tín ngưỡng và thực hành tôn giáo của họ, vì những niềm tin tôn giáo chân chính là biểu hiện rõ ràng nhất tự do của con người”757.


367 Trong kỷ nguyên toàn cầu hoá, phải hết sức nhấn mạnh tới sự liên đới giữa các thế hệ. “Trước kia, tại nhiều nơi, tình liên đới giữa các thế hệ là một thái độ rất tự nhiên trong các gia đình; nó cũng đã trở thành một nghĩa vụ bắt buộc trong các cộng đồng”758. Thật là tốt đẹp nếu sự liên đới ấy vẫn được tiếp tục theo đuổi trong các cộng đồng chính trị quốc gia. Nhưng hiện nay, vấn đề này cũng được đặt ra trong cộng đồng chính trị toàn cầu, làm sao cho việc toàn cầu hoá diễn ra mà không làm hại tới những người túng thiếu và yếu kém nhất. Muốn có sự liên đới giữa các thế hệ, cần phải làm sao cho mỗi khi lập kế hoạch toàn cầu, người ta luôn làm đúng nguyên tắc của cải dành cho hết mọi người, và vì thế, sẽ không hợp pháp về mặt luân lý và sẽ phản tác dụng về mặt kinh tế, nếu bắt các thế hệ sau phải chịu gánh nặng là trang trải các phí tổn hiện nay: không hợp pháp về mặt luân lý vì làm như thế là trốn tránh trách nhiệm của chính mình; phản tác dụng về mặt kinh tế vì sửa chữa những sai lầm còn tốn kém hơn là ngăn ngừa chúng. Nguyên tắc này phải được áp dụng ưu tiên – dù không phải là duy nhất – cho các tài nguyên trái đất và cho việc bảo vệ công trình sáng tạo. Việc bảo vệ công trình sáng tạo đã trở thành một vấn đề hết sức tế nhị vì việc toàn cầu hoá làm liên luỵ đến toàn thể hành tinh, mà toàn thể hành tinh này được coi như một hệ sinh thái đơn nhất759.


b. Hệ thống tài chính quốc tế


368. Thị trường tài chính chắc hẳn không phải là một cái gì mới mẻ trong thời đại chúng ta; đã có một thời gian dài, dưới nhiều hình thức khác nhau, các thị trường tài chính tìm cách đáp ứng các nhu cầu tài chính của khu vực sản xuất. Kinh nghiệm lịch sử chỉ cho thấy nếu không có những hệ thống tài chính tương xứng, thì sẽ không có sự tăng trưởng kinh tế. Những sự đầu tư trên quy mô lớn – điển hình của các nền kinh tế thị trường hiện nay – sẽ không thể có được nếu không có vai trò trung gian căn bản của các thị trường tài chính. Một trong nhiều điểm mà các thị trường tài chính ấy mang lại là đã biết đánh giá đúng đắn các vai trò tích cực của tiền tiết kiệm trong sự phát triển toàn diện của hệ thống kinh tế và xã hội. Nếu việc tạo ra cái gọi là “thị trường tư bản toàn cầu” đã mang lại nhiều lợi ích, nhờ tư bản được lưu động dễ dàng hơn mà khu vực sản xuất dễ tiếp cận với các tài nguyên, thì ngược lại, nó cũng làm tăng rủi ro về các cuộc khủng hoảng tài chính. Khu vực tài chính có khối lượng giao dịch tài chính vượt quá xa những giao dịch thật sẽ có nguy cơ phát triển theo tư duy cho rằng chỉ có mình mới là điểm quy chiếu mà không liên kết với những nền tảng thật của nền kinh tế.


369. Một nền kinh tế tài chính, lấy mình làm cứu cánh sẽ chắc chắn đi ngược lại mục tiêu của mình, vì nó không còn liên hệ với nguồn gốc của nó, cũng như đã không còn nhìn thấy mục tiêu làm ra nó. Nói cách khác, nó đã đánh mất vai trò nguyên thuỷ và căn bản của mình là phục vụ nền kinh tế đích thực, và cuối cùng, góp phần phát triển dân tộc và cộng đồng nhân loại. Khi nhận thấy rõ sự mất thăng bằng trầm trọng là đặc điểm của hệ thống tài chính quốc tế, bức tranh toàn cảnh trên đây còn trở nên đáng lo ngại hơn nữa: những tiến trình không kiểm soát các thị trường tài chính và hướng cải tiến các thị trường ấy xem ra chỉ được củng cố tại một số nơi trên thế giới. Đây là nguồn của mối quan tâm hệ trọng về đạo đức, vì các quốc gia bị loại khỏi các tiến trình ấy không những không được hưởng các lợi ích đã được tạo ra, mà còn phải chịu các hậu quả tiêu cực do sự bất ổn tài chính gây ra cho các hệ thống kinh tế đích thực, nhất là khi các quốc gia ấy yếu kém hay đang phải chịu thiệt thòi do sự phát triển bị trì trệ760.

Sự tăng tốc đột ngột của các tiến trình ấy, chẳng hạn như sự gia tăng khổng lồ trong giá trị phần đầu tư chứng khoán của các tổ chức tài chính và sự sinh sôi nảy nở hết sức nhanh chóng của các phương tiện tài chính vừa mới mẻ vừa tinh vi, càng bắt chúng ta hơn bao giờ hết phải nhanh chóng tìm ra những giải pháp mang tính định chế, có thể hỗ trợ cách hữu hiệu sự ổn định của hệ thống, mà không cần phải làm giảm tiềm năng và hiệu năng của hệ thống. Bởi đó, cần phải đưa vào một khuôn khổ quy phạm và có khả năng điều phối để bảo vệ sự ổn định của hệ thống trong mọi biểu hiện phức tạp của nó, đồng thời cổ vũ sự cạnh tranh giữa các đoàn thể trung gian, bảo đảm tính minh bạch cao nhất để các nhà đầu tư có lợi.


c. Vai trò của cộng đồng quốc tế trong kỷ nguyên kinh tế toàn cầu


370. Các Nhà Nước sẽ không còn đóng vai trò trung tâm nữa, nhưng bù lại, cộng đồng quốc tế phải dấn thân nhiều hơn để đóng vai trò hướng dẫn mạnh mẽ. Thật vậy, một hậu quả quan trọng của tiến trình toàn cầu hoá là Nhà Nước của mỗi quốc gia mất dần hiệu năng trong việc điều khiển sự năng động của các hệ thống tài chính và kinh tế của quốc gia. Chính phủ các nước nhận thấy hoạt động của mình trong lĩnh vực kinh tế và xã hội càng ngày càng bị điều kiện hoá nhiều hơn bởi những viễn tượng của các thị trường tư bản thế giới, và bởi những yêu sách ngày càng bức bách từ thế giới tài chính nếu Nhà Nước muốn giành được sự tín nhiệm. Vì các mối quan hệ mới mẻ lệ thuộc nhau giữa các người điều hành chương trình toàn cầu hoá ấy, nên xem ra các biện pháp tự vệ truyền thống của các Nhà Nước đã thất bại, và đứng trước những lĩnh vực cạnh tranh mới mẻ ấy, khái niệm về thị trường riêng của mỗi quốc gia đã lùi vào dĩ vãng.


371. Hệ thống kinh tế - tài chính trên toàn thế giới càng đạt tới mức phức tạp cao về mặt tổ chức và về chức năng, thì người ta càng cần phải giành ưu tiên cho nhiệm vụ điều hành các tiến trình ấy, hướng chúng đi tới mục tiêu là đạt được công ích cho toàn thể gia đình nhân loại. Đến đây, chúng ta mới thấy rõ nhu cầu cần đáp ứng không những cho các chính phủ mà cả cộng đồng quốc tế là hãy dùng các phương thế chính trị và pháp lý hữu hiệu và thích đáng để đảm nhận công việc tế nhị này.

Bởi đó, các cơ quan kinh tế và tài chính quốc tế cần có khả năng nhận biết các giải pháp thích hợp nhất, mang tính định chế, đồng thời đưa ra được những kế hoạch hành động thích hợp nhất nhằm đem lại sự thay đổi. Đó là một sự thay đổi mà nếu phải thụ động chấp nhận và cứ để mặc cho nó xảy ra, thì sẽ đưa đến một tình thế bi thảm, có hại nhiều nhất cho những giai cấp yếu kém và ít được bảo vệ trong cộng đồng thế giới.

Trong các cơ quan quốc tế, điều cần thiết là các quyền lợi của toàn thể gia đình nhân loại phải được trình bày cách công bằng. Ngoài ra, “khi đánh giá các hậu quả do các quyết định của mình, các cơ quan ấy phải luôn lưu ý đủ tới các dân tộc và các quốc gia không mấy quan trọng trong thị trường quốc tế, nhưng lại đang bị đè nặng bởi các nhu cầu cấp thiết và đáng lo nhất, và vì thế phải cậy nhờ vào sự giúp đỡ của các quốc gia khác để phát triển”761.


372. Lĩnh vực chính trị, cũng giống như lĩnh vực kinh tế, phải ở vào một vị trí có thể trải rộng tầm hoạt động của mình vượt ra khỏi ranh giới quốc gia, nhanh chóng mang chiều hướng hoạt động toàn thế giới, và chỉ có như thế, quốc gia ấy mới có thể điều khiển các tiến trình đang diễn ra, không những đúng theo các thông số của kinh tế mà còn phù hợp với các tiêu chuẩn luân lý. Mục đích căn bản của các nhà chính trị là hướng dẫn các tiến trình kinh tế bằng cách bảo đảm cho phẩm giá và sự phát triển toàn diện của con người được tôn trọng, trong khuôn khổ ích chung762. Lãnh nhận nhiệm vụ này là phải chịu trách nhiệm thúc đẩy nhanh hơn việc củng cố các định chế có sẵn và thành lập các đơn vị mới chịu trách nhiệm về vấn đề này763. Thật vậy, sự phát triển kinh tế sẽ chỉ bền vững bao lâu nó được thực hiện trong một khuôn khổ luật pháp rõ ràng và minh bạch, cũng như trong một kế hoạch rộng lớn để giúp tăng trưởng toàn thể nhân loại về mặt luân lý, dân sự và văn hoá.


d. Một sự phát triển toàn diện trong tình liên đới


373. Một trong những nhiệm vụ căn bản của những người tích cực tham gia vào các vấn đề kinh tế thế giới là làm sao thực hiện cho nhân loại một sự phát triển toàn diện trong tình liên đới, tức là “phát huy điều tốt của mỗi người và của toàn thể con người”764. Để hoàn thành nhiệm vụ này, cần phải có một cái nhìn về nền kinh tế thế nào để cả trên cấp độ quốc tế cũng bảo đảm có được sự phân phối công bằng các nguồn lực, đáp ứng được sự lệ thuộc lẫn nhau – về kinh tế, chính trị và văn hoá – đang liên kết mọi người lại với nhau, làm cho họ cảm thấy bị ràng buộc với nhau do có chung một định mệnh duy nhất765. Các vấn đề xã hội đang càng ngày càng mang chiều hướng toàn cầu. Không Nhà Nước nào có thể đối diện và tìm ra giải pháp cho các vấn đề ấy một mình. Các thế hệ hiện nay đã có kinh nghiệm trực tiếp về nhu cầu liên đới và đã nhận thức cụ thể bổn phận phải vượt lên trên nền văn hoá cá nhân chủ nghĩa766. Càng ngày người ta càng nhận thức rộng rãi hơn về nhu cầu cần phải có những mô hình phát triển, đó là không chỉ tìm cách “nâng mọi dân tộc lên ngang mức mà các nước giàu nhất hiện nay đang hưởng, mà đúng hơn là xây dựng một nếp sống thích đáng hơn thông qua việc lao động chung, nâng cao phẩm giá và sự sáng tạo của mỗi người một cách cụ thể, cũng như giúp mỗi người có khả năng đáp lại thiên chức riêng của mình, từ đó đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa”767.


374. Một sự phát triển nhân bản hơn trong tình liên đới cũng đem lại lợi ích cho chính các nước giàu. Tại các nước này, “người ta thường thấy có một nhận thức còn mơ hồ về cuộc sống, tức là thiếu khả năng sống và khả năng trải nghiệm ý nghĩa của cuộc đời cách thích đáng, dù chung quanh họ có dư thừa của cải vật chất. Một cảm nghĩ bị tha hoá và mất mát cái nhân tính riêng của mình đủ làm cho con người thấy mình bị thu nhỏ để đóng vai trò của những răng bánh xe trong guồng máy sản xuất và tiêu thụ, không tìm ra cách nào để khẳng định phẩm giá của mình như những con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và giống Thiên Chúa”768. Các nước giàu đã tỏ ra có khả năng tạo ra sự an vui vật chất, nhưng lại thường phải hy sinh con người và các giai cấp xã hội yếu kém hơn. “Người ta không thể không biết tới sự thật: ranh giới giữa giàu với nghèo đan chéo với nhau ngay trong chính các xã hội, bất kể là xã hội đã phát triển hay đang phát triển. Thật vậy, những bất bình đẳng xã hội – thậm chí tới mức sống cơ cực và nghèo khổ – có mặt trong các nước giàu thế nào, thì tương tự như vậy, trong các nước kém phát triển hơn, người ta cũng thường chứng kiến những biểu hiện của sự ích kỷ và một sự phô trương giàu có rất đáng lo ngại và chướng tai gai mắt”769.


e. Nhu cầu cần phải được đào tạo nhiều hơn nữa về giáo dục và văn hoá


375. Theo học thuyết xã hội của Giáo Hội, kinh tế “chỉ là một khía cạnh và là một chiều hướng trong toàn bộ hoạt động của con người. Nếu đời sống kinh tế được tuyệt đối hoá, nếu việc sản xuất và tiêu thụ hàng hoá trở thành trung tâm của đời sống xã hội và là giá trị duy nhất của xã hội, không tuỳ thuộc giá trị nào khác, thì đó không phải là vì bản thân hệ thống kinh tế cho bằng vì toàn bộ hệ thống văn hoá-xã hội đã bị suy yếu khi bỏ quên chiều hướng đạo đức và tôn giáo, và rốt cuộc tự giới hạn mình trong khuôn khổ sản xuất hàng hoá và cung ứng các dịch vụ mà thôi”770. Không được giản lược đời sống của con người, cũng như đời sống xã hội của cộng đồng, vào chiều hướng duy vật, cho dù của cải vật chất hết sức cần thiết cho việc tồn tại cũng như để cải thiện chất lượng cuộc sống. “Tăng cường nhận thức về Thiên Chúa và ý thức về bản thân mình nhiều hơn chính là cơ sở để thực hiện bất cứ sự phát triển nào của xã hội loài người”771.


376. Đứng trước sự tiến bộ nhanh chóng về công nghệ và kinh tế, và đứng trước sự thay đổi cũng nhanh chóng trong các tiến trình sản xuất và tiêu thụ, Huấn Quyền cảm thấy cần phải đề ra rất nhiều chương trình đào tạo về giáo dục và văn hoá, vì Giáo Hội nhận thức rằng “đòi hỏi một cuộc sống thoả đáng hơn về mặt chất lượng tự nó là một đòi hỏi chính đáng, nhưng người ta không thể không lưu ý tới các trách nhiệm mới và các nguy cơ mới gắn liền với giai đoạn lịch sử này… Trong lúc chọn lựa ra những nhu cầu mới và những phương thế mới để đáp ứng các nhu cầu ấy, người ta phải luôn luôn để cho mình được hướng dẫn bởi một hình ảnh toàn diện về con người, trong đó mọi chiều hướng của hữu thể con người đều được tôn trọng, các chiều hướng vật chất và tự nhiên phải tuỳ thuộc các chiều hướng nội tâm và tinh thần… Tự bản thân mình, một hệ thống kinh tế không hề có các tiêu chuẩn để phân biệt đúng đắn các hình thức vừa mới mẻ vừa lớn lao hơn để thoả mãn các nhu cầu của con người, với các nhu cầu mới mẻ nhưng giả tạo, cản trở con người vươn tới một nhân cách trưởng thành. Vì thế, công việc giáo dục và văn hoá là hết sức cấp bách, trong đó có việc giáo dục người tiêu thụ biết sử dụng quyền lựa chọn của mình một cách có trách nhiệm; có việc đào tạo một ý thức trách nhiệm mạnh mẽ nơi các nhà sản xuất và nơi dân chúng, cách riêng khi sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng; cũng như có sự can thiệp cần thiết của các cơ quan chính quyền”772.

---------------------------------------------------------------------------------------------------

749 x. Gioan Phaolô II, Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Ecclesia in America, 20: AAS

91 (1999), 756.

750 x. Gioan Phaolô II, Diễn văn với các thành viên tổ chức Thông điệp “Centesimus

Annus” ủng hộ Đức Giáo hoàng (09-05-1998), 2: L’Osservatore Romano, bản Anh

ngữ, 27-05-1998, tr. 6.

751 Gioan Phaolô II, Thông điệp Ngày Thế giới Hoà bình năm 1998, 3:AAS 90 (1998), 150.

752 x. Phaolô VI, Thông điệp Populorum Progressio, 61: AAS 59 (1967), 287.

753 x. Gioan Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis, 43: AAS 80 (1988), 574-575.

754 Phaolô VI, Thông điệp Populorum Progressio, 57: AAS 59 (1967), 285.

755 Gioan Phaolô II, Thông điệp Ngày Thế giới Hoà bình năm 2003, 5: AAS 95 (2003), 343.

756 Phaolô VI, Thông điệp Populorum Progressio, 59: AAS 59 (1967), 286.

757 Gioan Phaolô II, Diễn văn tại Giáo hoàng Học viện các Khoa học Xã hội (27-04-

2001), 4: AAS 93 (2001), 600.

758 Gioan Phaolô II, Diễn văn tại Giáo hoàng Học viện các Khoa học Xã hội (11-04-

2002), 3: L’Osservatore Romano, bản Anh ngữ, 24-04-2002, tr. 10.

759 x. Gioan Phaolô II, Diễn văn với các thành viên các Hiệp hội Lao động Kitô giáo tại

Italia (27-04-2002), 4: L’Osservatore Romano, bản Anh ngữ, 12-06-2002, tr. 11.

760 x. Gioan Phaolô II, Diễn văn tại Giáo hoàng Học viện các Khoa học Xã hội (25-04-

1997), 6: L’Osservatore Romano, bản Anh Ngữ, 14-05-1997, tr. 5.

761 Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus, 58: AAS 83 (1991), 864.

762 x. Phaolô VI, Tông thư Octogesima Adveniens, 43044: AAS 63 (1971), 431-433.

763 x. Giáo lý Giáo hội Công giáo, 2440; Phaolô VI, Thông điệp Populorum Progressio,

78: AAS 59 (1967), 295; Gioan Phaolô II, Thông điệp Sollictudo Rei Socialis, 43:

AAS 80 (1988), 574-575.

764 Phaolô VI, Thông điệp Populorum Progressio, 14: AAS 59 (1967), 264.

765 x. Giáo lý Giáo hội Công giáo, 2437-2438.

766 x. Gioan Phaolô II, Thông điệp Ngày Thế giới Hoà bình năm 2000, 13-14: AAS 92

(2000), 365-366.

767 Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus, 29: AAS 83 (1991), 828-829; x.

Phaolô VI, Thông điệp Populorum Progressio, 40-42: AAS 59 (1967), 277-278.

768 Gioan Phaolô II, Diễn văn tại buổi triều yết chung (01-05-1991): L’Osservatore

Romano, bản Anh ngữ, 06-05-1991, tr. 3. X. Gioan Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo

Rei Socialis, 9: AAS 80 (1988), 520-523.

769 Gioan Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis, 14: AAS 80 (1988), 526-527.

770 Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus, 39: AAS 83 (1991), 842.

771 x. Giáo lý Giáo hội Công giáo, 2441.

772 Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus, 36: AAS 83 (1991), 838-839.

Chia sẻ