Skip to content
banner
Ngôn ngữ

Một sinh thái toàn vẹn: Bảo vệ sự sáng tạo là trách nhiệm của mọi người

BTT UBCLHB
2022-08-02 13:29 UTC+7 321
Một số Thánh bộ của Tòa Thánh phối hợp cùng nhau để phát hành một tài liệu mang tên “Hành trình chăm sóc ngôi nhà chung, nhằm cung cấp cho các tín hữu hữu một số hướng dẫn để duy trì mối giây tốt đẹp với sự sáng tạo.

Một số Thánh bộ của Tòa Thánh phối hợp cùng nhau để phát hành một tài liệu mang tên “Hành trình chăm sóc ngôi nhà chung, nhằm cung cấp cho các tín hữu hữu một số hướng dẫn để duy trì mối giây tốt đẹp với sự sáng tạo.


Tin Vatican - Isabella Piro

Bản dịch việt ngữ: Thanh Quảng sdb 18/06/2020


Nhân dịp kỷ niệm lần thứ năm của Tông huấn Laudato Sí, được ấn ký ngày 24 tháng 5 năm 2015 và được xuất bản vào ngày 18 tháng 6 cùng năm, một tài liệu mang tên “Hành trình chăm sóc ngôi nhà chung”, nhằm cung cấp cho các tín hữu hữu một số hướng dẫn để duy trì mối giây tốt đẹp với sự sáng tạo.

Tài liệu được soạn thảo bởi Thánh bộ Tòa thánh chuyên ngành Sinh thái học, được thành lập vào năm 2015 để định giá, thúc đẩy và thực hiện những gì tốt nhất cho hệ sinh thái toàn cầu.

Tổ chức của Tòa thánh đã liên đới với một số Hội đồng các Giám mục và nhiều tổ chức Công Giáo khắp nơi để thành lập ra một ủy ban.

Văn bản được soạn thảo trước sự bùng phát của cơn đại dịch Covid-19, và tập trung vào Tông huấn Laudato Sí: Mọi sự đều được kết nối; mỗi cuộc khủng hoảng cụ thể là một phần của cuộc khủng hoảng môi trường xã hội đơn lẻ, phức tạp đòi hỏi phải nhìn vào sự biến chuyển của hệ sinh thái thực sự.

Phần đầu đề cập tới: Giáo dục và chuyển đổi sinh thái

Phần đầu tiên này là một lời nhắc nhở tất cả về sự cần thiết phải có sự chuyển đổi sinh thái.

Điều này có liên hệ đến sự thay đổi tâm lý khiến chúng ta quan tâm đến cuộc sống và sự Sáng tạo, đối thoại với người khác và nhận thức mối liên hệ sâu sa với các vấn đề của thế giới.

Các sáng kiến như “Mùa Sáng tạo”, theo đó, cần được phối hợp với các truyền thống đan tu, tập chú vào việc chiêm niệm, cầu nguyện, làm việc và phục vụ. Những diễn kiến này giúp mỗi người ý thức về các mối quan hệ quân bình giữa cá nhân, xã hội và môi trường.

Bảo vệ sự sống và phát triển gia đình

Sau đó, Tài liệu tập trung tâm vào sự sống và con người, bởi vì bản chất của con người nhân bản không thể được bảo vệ nếu không có “sự bảo vệ của con người”. Từ thực tế này, đã xuất phát khái niệm tội lỗi đối với cuộc sống con người, giữa các người trẻ, điều này đã đánh tan đi cái luận điệu “vứt bỏ văn hóa cũ đi” để thay thế vào một “văn hóa quan tâm chăm sóc”.

Bản văn cũng nhấn mạnh tới gia đình như một yếu nhân chính của “hệ sinh thái tổng hợp”. Khi được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản của sự hiệp thông và hiệu quả, gia đình thể trở thành một nơi đặc quyền giáo dục cho con người biết tôn trọng chính mình và sự Sáng tạo. Cho nên mọi quốc gia đều được khuyến khích chú tâm vào các chính sách ưu tiên của quốc gia là sự phát triển các gia đình.

Tập trung tâm vào các trường học và đại học

Các trường học và đại học được mời gọi chú tâm vào “một trọng tâm mới”, nói một cách khác là biến những nơi này thành nơi phát triển đào tạo khả năng biết phân biệt, suy diễn và hành động có trách nhiệm.

Tài liệu này đưa ra hai gợi ý về vấn đề này:

(1) tạo điều kiện liên kết gia đình, học đường học và giáo xứ;

(2) tập trung vào việc đào tạo cho người dân ý thức về môi trường sinh thái nơi họ sinh sống, thúc đẩy giới trẻ chú tâm vào các mối quan hệ, vượt lên trên chủ nghĩa cá nhân để vun góp tình đoàn kết, trách nhiệm và chăm sóc cho nhau.

Các đại học được mời gọi tập trung chương trình giảng dạy về cốt tủy chính yếu của một sinh thái toàn diện. Thông qua việc giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ xã hội, các đại học cần khích lệ sinh viên tham gia vào các ngành kiến tạo sự thay đổi tích cực cho môi trường. Tài liệu có đề cập tới các sinh viên nên theo học thêm về môn thần học Sáng tạo, trong đó có mối quan hệ của con người với thế giới, trong khi vẫn nhận thức được rằng việc chăm sóc sự sáng tạo đòi hỏi những cập nhật liên tục và một sự đào sâu giáo dục thực sự giữa các tổ chức liên quan đến giáo dục.

Đối thoại đại kết và liên tôn

Tài liệu cũng xác quyết rằng: sự cam kết chăm sóc cho ngôi nhà chung (trái đất) của chúng ta là một phần không thể thiếu trong đời sống Kitô giáo, và không phải là một lựa chọn thứ yếu! Hơn nữa, chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta là một lãnh vực tuyệt vời, để kiến tạo một cuộc đối thoại và hợp tác mang chiều kích đại kết và liên tôn. Sự khôn ngoan của người tín hữu được hàm chứa trong mọi tôn giáo khác nhau, theo đó, họ được khích lệ đi vào lối sống của một người chiêm niệm cao siêu để nhận ra sự suy thoái của hành tinh chúng ta mà chấn chỉnh!

Một hệ sinh thái truyền thống

Phần đầu của tập tài liệu kết thúc với một chương dành riêng cho sự giao tế và tương quan sâu sắc của con người với sự chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta. Trên thực tế, cả hai có một sự hiệp thông, mối tương quan và kết nối khắng khít với nhau.

Trong bối cảnh hệ sinh thái của truyền thống, các phương tiện truyền thông được khích lệ làm nổi bật mối liên hệ giữa vận mệnh của con người và môi trường thiên nhiên, đồng thời mạnh mẽ chống lại những thông tin giả mạo.

Phần thứ hai của tài liệu: Sinh thái toàn thể và sự phát triển toàn diện con người

Phần thứ hai của tài liệu bao trùm các chủ đề về thực phẩm, mà theo Đức Giáo Hoàng Phanxicô: “Bất cứ khi nào thực phẩm bị vứt bỏ, đó là sự đánh cắp của ăn từ bàn ăn của người nghèo” (LS, 50). Do đó thực phẩm bị bỏ phí bị lên án như là một hành động bất công.

Tài liệu kêu gọi cổ súy một nền nông nghiệp đa dạng và bền vững, nhằm bảo vệ các nhà sản xuất nhỏ và các tài nguyên thiên nhiên, và nhu cầu cấp thiết cho một nền giáo dục thực phẩm lành mạnh, cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngoài ra, tài liệu còn có một lời kêu gọi mạnh mẽ chống lại các hiện tượng như chiếm đất đai và các dự án nông và công nghiệp to lớn, làm hủy hoại môi trường, cũng như làm thay đổi môi sinh của trái đất...

Tiếng vọng của tất cả những sự hủy phá môi sinh này được cô đọng trong các chương dành nói về nguồn nước, như là một quyền thiết yếu của con người. Ở đây cũng vậy, có một lời kêu gọi hãy tránh lãng phí và lạm dụng các tiêu chí thực dụng đưa đến việc tư hữu hóa hàng hóa mọi tài nguyên thiên nhiên!

Đầu tư vào năng lượng

Song song với lời mời gọi giảm bớt sự ô nhiễm, chống khí thải cacbon của các kỹ nghệ năng lượng và kinh tế, và mời gọi đầu tư vào năng lượng sạch và tái tạo, mà mọi người có thể tiếp cận được.

Biển và đại dương cũng được đặt vào các trọng điểm trung tâm của hệ sinh thái toàn diện. Chúng là lá phổi màu xanh của hành tinh, và đòi hỏi phải được bảo vệ vì lợi ích chung của toàn thể gia đình nhân loại.

Tài liệu cũng nhấn mạnh đến nhu cầu cấp thiết, nhằm thúc đẩy một nền kinh tế tuần hoàn, không nhằm mục đích khai thác quá mức các nguồn lực sản xuất, mà cần phải được bảo trì dài hạn, mong ước chúng có thể được tái xử dụng. Chúng ta phải vượt qua khái niệm về xa thải rác, nhiều thứ bị xa thải, đôi khi nó còn giá trị. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể thông qua sự tương tác tích cực giữa đổi mới công nghệ, đầu tư vào cơ sở hạ tầng bền vững và sự tăng trưởng năng xuất tài nguyên.

Khu vực tư nhân được kêu gọi hoạt động minh bạch trong công việc cung cấp. Tài liệu còn kêu gọi cải cách sự đầu tư về nhiên liệu tài nguyên và khí thải CO2.

Phát triển kinh tế xã hội

Trong lĩnh vực lao động, tài liệu bày tỏ hy vọng thúc đẩy một sự phát triển kinh tế xã hội bền vững, để có thể xóa nghèo, giảm đói, nâng đỡ những người bị thua thiệt trước những bước tiến xã hội và kỹ thuật. Tài liệu cũng kêu gọi cống hiến các công việc tốt, với đồng lương công bằng, chống lại sự lạm dụng sức lao động trẻ em và phát huy kinh tế nhằm thúc đẩy và phát huy các giá trị gia đình, sự cần thiết của các bà mẹ, ngăn chặn và xóa bỏ mọi hình thức nô lệ mới, như nạn buôn bán người.

Tài liệu nhấn mạnh rằng thế giới tài chính cần phải đóng vai trò của mình, bằng vun góp tính ưu việt của con người vì lợi ích chung và nhắm xóa giảm sự nghèo đói.

Cuối cùng tài liệu đề cập tới cơn Đại dịch Covid-19, làm cho mọi yếu tố của tất cả hệ thống chúng ta cố công gầy dựng đang bị lung lay! Nó làm đảo lộn mọi sự, đem đến những thương đau bất hạnh, và làm cho những ai đang túng nghèo bị rơi vào những thảm trạng đói khát trầm kha hơn nữa!

Tài liệu kêu gọi các chính phủ hãy giảm thuế, tha phạt cho các tổ chức tài chính bất hợp pháp và cứu trợ những người nghèo và những người túng bẫn. Tài liệu cũng khích lệ những ai lo đến tài chánh của các Giáo hội, hãy làm cho cho các bá cáo được trong sáng và dùng các tài chánh đó nâng đỡ những người nghèo khổ… chống lại những lũng lạm và vi phạm quyền thừa hưởng y tế.

Trong các tổ chức dân sự, tài liệu nhấn mạnh tính “ưu việt của xã hội dân sự”, mà các chính trị gia, chính phủ và chính quyền phải phục vụ nó. Tính ưu việt đó kêu gọi toàn cầu hóa nền dân chủ có thực lực, xã hội và có sự tham gia tự do và viễn kiến bền lâu về công lý, đạo đức và trong sạch chống lại nạn tham nhũng.

Tài liệu nhấn mạnh đến việc làm tăng tiến công lý đến mọi người, bao gồm những người nghèo khổ, những người bé cổ thấp miệng, bị thiệt thòi và bị loại trừ. Tài liệu cũng khuyến khích các chính phủ nên duyệt xét lại về hệ thống các nhà tù một cách thận trọng, nhằm thúc đẩy việc cải tạo tù nhân, đặc biệt là những người trẻ mà vì lỗi lầm bị giam giữ trong các nhà tù.

Tài liệu sau đó tập trung vào các hệ thống chăm sóc sức khỏe, một cách công bằng và bình đẳng xã hội. Tài liệu khẳng định tầm quan trọng của quyền được chăm sóc của mọi người. Cách mạng xã hội đang cho chúng ta thấy hệ sinh thái toàn cầu đang bị hủy phá!... Trong mọi cảnh trạng, người nghèo vẫn phải hấng chịu nhiều hậu quả nhất. Tài liệu đề ra những gợi ý cụ thể, bao gồm sự kiểm tra các mối nguy cơ lây lan của cơn dịch bệnh...

Tầm quan trọng của vấn đề khí hậu

Cuối cùng, tài liệu đặt ra nhiều vấn nạn về sự biến đổi khí hậu, bằng cách phân tích một cách sâu sắc về môi trường, đạo đức, kinh tế, chính trị và xã hội. Do đó, trước tiên chúng ta cần có một mô hình phát triển mới, liên kết nỗ lực chống biến đổi khí hậu với cuộc chiến chống nghèo, phù hợp với Học thuyết xã hội của Giáo hội.

Tài liệu nhấn mạnh không ai có thể hành động đơn lẻ một mình! Tài liệu kêu gọi những cam kết cho một sự phát triển bền vững khí thải (carbon) hầu cắt giảm bới khí thải nhà kính. Các đề xuất được đưa ra cho lĩnh vực này bao gồm việc khích lệ trồng cây tại các khu vực như rừng Amazon, cùng với sự hỗ trợ quốc tế nhằm đảm bảo rằng con người được thừa hưởng những pháp lý và nhân quyền cần thiết.

Những nỗ lực của Tòa Thánh Vatican

Chương cuối của văn bản dành riêng trình bày những nỗ lực và cam kết của Tòa Thánh Vatican.

Có bốn lĩnh vực hoạt động mà Tông huấn Laudato Sí đã được áp dụng là:

(1) bảo vệ môi trường (ví dụ: thu gom rác được phân loại đã được thiết lập trong tất cả các văn phòng của Vatican);

(2) bảo vệ tài nguyên nước (ví dụ: tạm đóng các đài phun nước);

(3) chăm sóc các khu vực cây xanh (ví dụ: giảm các sản phẩm kiểm dịch thực vật có hại);

(4) giảm tiêu thụ tài nguyên năng lượng (ví dụ năm 2008, một hệ thống quang điện đã được lắp đặt trên mái của Hội trường Nervi và các hệ thống năng lượng mặt trời mới được lắp ráp trên mái Nhà nguyện Sistine, Quảng trường Thánh Peter và Đền thờ Vatican, nhằm cắt giảm chi phí đến 60, 70 và 80% điện.


Chia sẻ