Skip to content
banner
Ngôn ngữ

Thế giới đối mặt nguy cơ nạn đói nghiêm trọng nhất từ Thế chiến 2

Administrator
2022-09-11 13:39 UTC+7 427
Đức cảnh báo nguy cơ xảy ra nạn đói nghiêm trọng nhất kể từ Thế chiến 2 trên khắp thế giới, do các yếu tố từ môi trường cho đến chiến sự Ukraine. Hơn 300 triệu người hiện đang thiếu lương thực và con số tiếp tục tăng.

Đức cảnh báo nguy cơ xảy ra nạn đói nghiêm trọng nhất kể từ Thế chiến 2 trên khắp thế giới, do các yếu tố từ môi trường cho đến chiến sự Ukraine. Hơn 300 triệu người hiện đang thiếu lương thực và con số tiếp tục tăng.

 

 

Thế giới đối mặt nguy cơ nạn đói nghiêm trọng nhất từ Thế chiến 2 - Ảnh 1.

Bộ trưởng Hợp tác kinh tế và phát triển Đức Svenja Schulze – Ảnh: Eurativ


Trả lời báo Bild ngày 8-5, Bộ trưởng Hợp tác kinh tế và phát triển Đức Svenja Schulze cho biết đại dịch COVID-19, hạn hán và cuộc chiến ở Ukraine đang đẩy giá lương thực lên cao nhất từ trước tới nay.


“Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cho biết hơn 300 triệu người đang đối mặt với nạn đói nghiêm trọng, các dự báo liên tục tăng lên. Dự báo xấu là chúng ta có thể phải đối mặt với nạn đói nghiêm trọng nhất kể từ Thế chiến 2, với hàng triệu nạn nhân”, bà Schulze nói. Theo bà Schulze, giá lương thực đã tăng 1/3 trên toàn cầu, mức cao nhất từ trước tới nay.


WFP lo ngại cuộc xung đột ở Ukraine sẽ tiếp tục làm giá lương thực leo thang, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, sản xuất lương thực bị đình trệ và khiến nạn đói trên thế giới trở nên tồi tệ hơn. Ukraine là nước sản xuất ngũ cốc quan trọng của thế giới, chiếm đến 9% xuất khẩu lúa mì toàn cầu, 13,5% bắp và 70% sản phẩm từ hoa hướng dương.


Khu vực châu Phi và Trung Đông có thể bị ảnh hưởng nặng nhất, do phụ thuộc phần lớn vào nguồn ngũ cốc nhập khẩu với giá rẻ. Tổng cộng có khoảng 811 triệu người trên toàn thế giới có nguy cơ suy dinh dưỡng.


Thế giới đối mặt nguy cơ nạn đói nghiêm trọng nhất từ Thế chiến 2 - Ảnh 2.


Nông dân phun phân bón trên cánh đồng lúa mì ở ngoại ô thành phố Kharkov sau một đợt không kích ngày 5-4 – Ảnh: REUTERS


Trong khi đó, chuyên gia kinh tế phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới (WB), ông Aaditya Mattoo cho rằng các quốc gia áp dụng biện pháp kiểm soát xuất khẩu sẽ khiến giá lương thực toàn cầu càng gia tăng, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực ở nhiều quốc gia và ảnh hưởng lâu dài đến thương mại lương thực toàn cầu.


Vào cuối tháng 4-2022, bà Schulze đã đề xuất lập liên minh an ninh lương thực gồm các nước, nhà tài trợ và tổ chức quốc tế để đối phó với cuộc khủng hoảng. Để hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển hiệu quả nhất, liên minh này có thể hoạt động theo mô hình của cơ chế phân phối vắc xin công bằng COVAX để phân phối lương thực về ngắn hạn trong khi xây dựng năng lực sản xuất lương thực của các nước.


Nguồn: TRẦN PHƯƠNG


Chia sẻ